Buổi nói chuyện của giám tuyển Lee Hangjun - MAP 2022 - A Talk of curator Lee Hangjun

Sự kiện thuộc dự án Tháng thực hàng nghệ thuật (MAP), một dự án thường niên của Heritage Space được vận hành từ 2015, nhằm mục đích tạo ra một nền tảng thực hành, thể nghiệm và trao đổi về nghệ thuật đương đại như một Phòng thí nghiệm Nghệ thuật mở. Mỗi năm, MAP đặt ra một chủ đề làm việc chuyên biệt, mời sự tham gia của các nghệ sĩ quốc tế sang Hà Nội thực hành và trao đổi với các nghệ sĩ trẻ tài năng Việt Nam.

Chủ đề của MAP 2022 là "Chiến tranh" – nhằm khơi gợi những suy tư và dự cảm về những cuộc chiến trong quá khứ, thực tại, những uẩn khúc chưa biết tới, sự thật chưa được gọi tên và tương lai bất định. MAP 2022 có sự tham gia của 10 nghệ sĩ đến từ Đức, Nhật Bản, Hàn Quốc và Việt Nam, cùng với một số nhà nghiên cứu, giám tuyển khách mời. Dự án bao gồm giai đoạn trao đổi và lưu trú trong tháng 10-11/2022, sau đó là một triển lãm vào cuối tháng 11 tại Hà Nội.

* THÔNG TIN CHI TIẾT VỀ BUỔI NÓI CHUYỆN CỦA GIÁM TUYỂN LEE HANGJUN

1. Thời gian: 19:00 - 21:00 (Hanoi time) | 03.12.2022

2. Địa điểm: ZOOM | Heritage Space - Tầng 3 tòa nhà Armephaco, 8 Tăng Bạt Hổ, Hai Bà Trưng, Hà Nội (đi thẳng vào cuối ngõ số 8, rẽ trái vào tòa nhà 4 tầng, lên tầng 3).

Chỉ đường: https://g.page/HeritageSpace?share

3. Cách thức tham gia: Miễn phí tham dự.

Đăng ký trước tại: https://bit.ly/MAPtalk05

4. Ngôn ngữ: Tiếng Anh

** Số người tham dự: tối đa 30 người (tại Heritage Space) và 100 người (trên ZOOM)

Một sự kiện thuộc Tháng thực hành nghệ thuật MAP 2022.

Buổi nói chuyện của giám tuyển Lee Hangjun - MAP 2022 - A Talk of curator Lee Hangjun

Làm thế nào mà những khoảnh khắc lịch sử mang tính chất quyết định đóng vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu điện ảnh như một 'thể chế', chẳng hạn như Hội nghị Điện ảnh Quốc tế lần thứ nhất do Ủy ban Quốc tế về Hợp tác Trí tuệ tổ chức vào năm 1926 và EXPRMNTL, còn có tên Liên hoan Phim thử nghiệm tại Knokke-le-Zoute (1947 – 1974), được chắp nối để hiểu về Điện ảnh Hàn Quốc?

Bài trình bày này nghiên cứu nhận thức về điện ảnh trước thập niên 1950 được phát triển trong xã hội Hàn Quốc từ những năm 1960, khởi nguồn với những bài báo ngắn của Hàn Quốc xuất bản năm 1926 và 1957.

Phần thuyết trình sẽ thảo luận về nhiều thời điểm lịch sử và ý nghĩa của chúng dựa trên quan điểm đồng đại và lịch đại, chẳng hạn việc giáo dục điện ảnh và nền tảng công nghiệp đã được triển khai thành nền tảng của tự do dân chủ trong thập niên 1950, cách mà điện ảnh liên hệ đến các thể loại khác trong thập niên 1960, nghệ thuật ý niệm lịch sử Hàn Quốc trong thập niên 1970 và những hạn chế của phong trào phim chính trị trong thập niên 1980, một khái niệm mới về mối quan hệ giữa ảnh động với 'công nghệ' và sự chuyển hướng toàn diện của chính sách văn hóa do Chính phủ dẫn dắt trong thập niên 1990 và đầu thập niên 2000. Phần tiếp theo đưa ra trích dẫn từ các ghi chép lịch sử về giáo dục căn bản của UNESCO trong thập niên 1940, từ Trung tâm Giáo dục Căn bản Hàn Quốc đến Trung tâm Sản xuất Phim Quốc gia trong thập niên 1950 và 1960, Hợp đồng ICA (Thỏa thuận người lao động độc lập) và Syracuse, NFB (Cục Điện ảnh Quốc gia Canada) và KANOON (Viện Nghiên cứu và Phát triển thanh thiếu niên Iran) trong thập niên 1970, Điện ảnh Minjok & Phong trào Phim khổ nhỏ trong thập niên 1980, workshop về phim của Viện Goethe trong thập niên 1970 và 1990, và bối cảnh của các sự kiện quy mô lớn như Á vận hội 1986 và Olympics Seoul 1988, Sự kiện nghệ thuật Whitney Biennial tại Seoul năm 1993, Hội chợ triển lãm khoa học Taejon Expo 1993, Sự kiện nghệ thuật Gwangju Biennale 1995, Liên hoan phim quốc tế Busan 1996 và Liên hoan nhà làm phim trên các diễn đàn độc lập năm 1996.

Bài trình bày này sẽ không lý thuyết hóa bất kỳ đặc trưng nào của Điện ảnh Hàn Quốc. Tuy nhiên, nó nhằm mục đích mở rộng và chia sẻ tầm suy nghĩ về điện ảnh như một cỗ máy phổ quát bằng cách liệt kê các sự kiện lịch sử phức tạp và pha tạp. Nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng các ghi chép lịch sử và tập hợp của chúng đang liên tục trì hoãn/đình chỉ ý thức/cảm nhận của chúng ta cho câu hỏi "điện ảnh từng là gì" trên danh nghĩa tài liệu lưu trữ.

* THÔNG TIN VỀ GIÁM TUYỂN LEE HANGJUN

LEE Hangjun là một nhà làm phim kiêm nhạc sĩ, giám tuyển, và từng làm Giám đốc Chương trình của Liên hoan Phim và Video Thể nghiệm tại Seoul (EXiS) (2009–2019). Ông làm giám tuyển cho chương trình điện ảnh thể nghiệm hàng tháng tại Ngôi nhà Điện ảnh Độc lập (2007–2009). Trước đó ông là người lên chương trình cho Letterist Cinema, Film Performances, các sự kiện của Expanded Cinema, Radical Animation, và các dự án hồi cố về các nghệ sĩ như Paul Sharits, Larry Gottheim, Okuyama Junichi, Michael Snow… Ông là người khởi tạo dự án Asia Forum tại EXiS, một nền tảng dành cho thực hành hình ảnh động thể nghiệm châu Á (2009–2016), và đã giám tuyển các chương trình chiếu phim cũng các sự kiện khác tại nhiều khu vực ở châu Á bao gồm Nhà hát kịch Avant-Garde Cổ Lĩnh (Đài Bắc), Green Papaya Art Project (Manila), Học viện Mỹ thuật Trung ương (Bắc Kinh), Học viện Nghệ thuật Trung Hoa (Hàng Châu), Liên hoan phim Độc lập Nam Kinh (Nam Kinh) và Trung tâm Nghệ thuật Hong Kong (Hong Kong), và nhiều nơi khác. Ông hiện đang làm quản lý chương trình tại Quỹ Hàn Quốc.

Lee cố gắng phổ biến ý tưởng về tính thử nghiệm trong điện ảnh và thể hiện mối tương liên giữa điện ảnh với các thể loại khác thông qua cách tiếp cận giám tuyển.

Ông đã giám tuyển lễ kỷ niệm khai mạc 'Cinematic Divergence' (2013), Liên hoan Live Media quốc tế 'Mujanhyang (anechoic)' (2014), cho cả Bảo tàng Nghệ thuật Đương Đại Quốc gia Hàn Quốc (MMCA) tại Seoul và 'Embeddedness: Artist Films and Videos from Korea 1960s to Now' (2015) Cho Bảo tàng Tate Modern ở London, 'Inoperative Community: Practice and History of Film Curatorship' (2018) cho Art Sonje tại Seoul. Ông giữ vị trí biên tập của Tuyển tập Hình ảnh động thể nghiệm Châu Á (2009) và đã đóng góp nhiều bài viết cho nhiều tạp chí về phim và nghệ thuật ở Đài Loan, Trung Quốc, và Hàn Quốc. Ông từng trình diễn với các nhạc sĩ trong nước và quốc tế như Ryu Hankil & Hong Chulki, Lee Okkyung (Hàn Quốc), Jerome Noetinger (Pháp), Will Guthrie (Úc), Dickson Dee (Hong Kong), Martin Tétreault (Canada), Sandra Tavali (Đài Loan), Kracoon (Indonesia), Sandy Ding (Trung Quốc), Alan Courtis (Argentina). Ông cũng góp mặt tại nhiều triển lãm ở London, Chicago, Brussels, Rotterdam, Nantes, Hong Kong, New York, Buenos Aires, và nhiều nơi khác.