Hồi hộp chờ đón những sự kiện thiên văn thú vị hàng đầu trong năm 2022

Trang tin thời tiết AccuWeather dự đoán năm 2022 sẽ chứng kiến nhiều sự kiện thiên văn kỳ thú diễn ra vào thời điểm đêm muộn trước khi bình minh đến. Đây sẽ là những sự kiện thú vị hứa hẹn đưa người yêu thiên văn đến với những màn trình diễn ánh sáng vô cùng ấn tượng từ Vũ trụ.

 

 

  1. Trăng non trùng Nhật thực, hay còn gọi là trăng đen

Diễn ra: Ngày 30-4

Giải thích hiện tượng: Nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường thẳng và quan sát từ Trái Đất, lúc đó Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra tại thời điểm trăng non khi nhìn từ Trái Đất, lúc Mặt Trời bị Mặt Trăng che khuất và bóng của Mặt Trăng phủ lên Trái Đất. Trong lúc nhật thực toàn phần, đĩa Mặt Trời bị che khuất hoàn toàn. Với nhật thực một phần hoặc hình khuyên, đĩa Mặt Trời chỉ bị che khuất một phần.

Nhật thực cũng được xem là một trường hợp đặc biệt của trăng non. Việc Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời trong ngày xảy ra hiện tượng trăng non không đồng nghĩa với việc cả Trái Đất, Mặt Trăng và Mặt Trời đều nằm trên cùng một đường thẳng. Trường hợp Mặt Trăng che lấp Mặt Trời khi cả 3 cùng nằm trên đường thẳng tạo nên hiện tượng Nhật thực.

Trăng non (New Moon): Là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời. Tại thời điểm này, phần được chiếu sáng của Mặt Trăng không thể nhìn thấy từ Trái Đất.

Thuật ngữ “trăng xanh” đã trở nên phổ biến trong những năm gần đây, thuật ngữ tiếng Anh “once in a blue moon” muốn nói về một sự việc hiếm gặp xảy ra. Hiện tượng trăng xanh mô tả trăng tròn thứ hai trong một tháng dương lịch. Trăng xanh cũng được xem là một trường hợp đặc biệt của trăng tròn. Phần lớn các nhà thiên văn học cho rằng lần xuất hiện trăng tròn thứ hai trong cùng 1 tháng tạo nên hiện tượng trăng xanh. Đây là hiện tượng đối lập so với hiện tượng trăng đen. Về bản chất, hiện tượng trăng xanh ám chỉ hiện tượng này rất hiếm xảy ra và không đồng nghĩa với việc Mặt Trăng có màu xanh.

“Trăng đen” của tháng 4 năm nay là bản sao của trăng xanh, đây là kỳ trăng non thứ hai trong tháng. Sự kiện hiếm gặp này lại trùng với hiện tượng Nhật thực, vì vậy đây được xem là một trong những sự kiện thiên văn được đón chờ nhất trong năm.

  1. Nguyệt thực toàn phần và trăng máu

Diễn ra: Ngày 15 và 16-5

Giải thích hiện tượng: Nguyệt thực là hiện tượng thiên văn khi Mặt Trăng đi vào hình chóp bóng của Trái Đất, đối diện với Mặt Trời. Điều này chỉ có thể xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng thẳng hàng hoặc xấp xỉ thẳng hàng với nhau, với Trái Đất ở giữa. Do vậy, nguyệt thực chỉ có thể xảy ra vào những ngày trăng tròn. Kiểu và chiều dài của nguyệt thực phụ thuộc vào vị trí của Mặt trăng so với các điểm nút quỹ đạo của nó.

Mặt trăng sẽ chuyển sang màu đỏ, được gọi là trăng máu (blood moon) trong đêm từ ngày 15-5 đến ngày 16-5.

Lần nguyệt thực 16-5 này cũng là hiện tượng Siêu Mặt Trăng xảy ra đúng thời điểm nguyệt thực. Tại thời điểm này, Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất và bị che khuất. Tuy nhiên, ánh sáng phản xạ từ bề mặt của Mặt Trăng bị khúc xạ khi xuyên qua khí quyển Trái Đất trước thời điểm xảy ra nguyệt thực toàn phần, khiến Mặt Trăng có màu đỏ rực như máu.

Sự kiện nguyệt thực trong tháng 5 sẽ là nguyệt thực đầu tiên trong số hai lần nguyệt thực xuất hiện trong năm 2022 (Ảnh: Pinterest)

  1. Siêu trăng đầu tiên của năm

Diễn ra: Ngày 14-6

Giải thích hiện tượng:

Được coi là vệ tinh tự nhiên duy nhất của Trái Đất, Mặt Trăng di chuyển quanh Trái Đất theo một quỹ đạo hình oval. Khi Mặt Trăng di chuyển tới vị trí có khoảng cách gần với Trái Đất nhất (điểm cận địa), kích thước Mặt Trăng khi nhìn từ Trái Đất sẽ lớn hơn.

Điểm đặc biệt là, khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng xếp thẳng hàng đúng thời điểm Mặt Trăng ở điểm cận địa, Mặt Trăng sẽ sáng và có kích thước lớn hơn nhiều khi nhìn từ Trái Đất, đó được gọi là hiện tượng Siêu trăng hoặc Siêu Mặt Trăng (Supermoon).

So với kích thước của Mặt Trăng tại vị trí có khoảng cách xa nhất với Trái Đất trên quỹ đạo (điểm viễn địa), Mặt Trăng sáng hơn 30% và có kích thước lớn hơn 14% khi nhìn từ Trái Đất vào lúc xảy ra hiện tượng Siêu trăng.

Một bộ 3 siêu mặt trăng sẽ xuất hiện vào năm 2022 và siêu trăng đầu tiên sẽ phát sáng vào giữa tháng 6.

Siêu trăng tháng 6 năm nay sẽ có thêm hai lần xuất hiện sau đó, lần thứ 2 vào ngày 13-7 và lần thứ 3 vào ngày 12-8 (Ảnh: Pinterest)

  1. Các hành tinh sắp xếp theo thứ tự

Diễn ra: Ngày 24-6

Giải thích hiện tượng: Sao Kim, sao Mộc, sao Thủy, sao Hỏa và sao Thổ được dự đoán sẽ sắp xếp theo thứ tự trước khi mặt trời mọc, chúng đều đủ sáng để có thể quan sát bằng mắt thường. Sự thẳng hàng hiếm có này sẽ xuất hiện ngay trước khi mặt trời mọc vào ngày 24-6 trên bầu trời. Mặt trăng lưỡi liềm cũng sẽ nằm thẳng hàng với các hành tinh, chiếu giữa sao Kim và sao Hỏa.

  1. Mưa sao băng Perseid

Diễn ra: Ngày 12 và 13-8

Giải thích hiện tượng: Trong điều kiện lý tưởng, mưa sao băng Perseid có thể xuất hiện rực rỡ nhất trên bầu trời với tần suất 50-100 ngôi sao băng/giờ. Những người yêu thiên văn có thể đón xem sự kiện ấn tượng này vào ngày 12 đến 13-8, đây là thời gian cực điểm của mưa sao băng Perseid và có thể ngắm nhìn những dải sao băng xuất hiện dày đặc trên bầu trời.

Đây là trận mưa sao băng thứ hai của năm đạt cực đại, thậm chí mưa sao băng lần thứ hai này trong năm còn ngoạn mục hơn lần thứ nhất, vốn chỉ tạo ra được khoảng 15 ngôi sao băng mỗi giờ.

  1. Nguyệt thực toàn phần

Diễn ra: Ngày 8-11

Giải thích hiện tượng: Đây là pha nguyệt thực toàn phần lần thứ hai trong năm nay, đồng thời cũng là lần cuối cùng của năm diễn ra trước khi mặt trời mọc vào ngày 8-11.

  1. Sự đối lập của sao Hỏa

Diễn ra: Ngày 8-12

Giải thích hiện tượng: Sao Hỏa được xem là ngôi sao gần gũi và quen thuộc với hành tinh Trái Đất nhất. Vào ngày 8-12 tới đây, sao Hỏa sẽ đạt độ sáng cực đại vào đầu tháng 12 khi nó chạm tới ngưỡng đối nghịch.

Sự đối lập của sao Hỏa là khi hành tinh Đỏ này nằm đối diện với Mặt trời theo hướng nhìn của Trái Đất dẫn đến việc xuất hiện suốt đêm và sáng hơn hầu hết các ngôi sao khác trên bầu trời (Ảnh: Pinterest)

  1. Mưa sao băng Geminid

Diễn ra: Ngày 13 và 14-12

Giải thích hiện tượng: Một trong những trận mưa sao băng hàng năm được mong đợi nhất cũng là một trong những sự kiện thiên văn học xuất sắc nhất cuối cùng của năm nay, đó là trận mưa sao băng Geminid.

Nếu được quan sát trong điều kiện lý tưởng, trận mưa sao băng này có thể cung cấp hơn 100 sao băng/giờ (Ảnh: Pinterest)

Nghiên cứu thiên văn và chiêm tinh học là nền tảng để 12 cung hoàng đạo trong tử vi năm 2022 để vận dụng các định luật của Vũ trụ như Luật hấp dẫn, luật nhân quả, luật cân bằng...để có thể thu hút những nguồn năng lượng tích cực và biến những ước mơ của mình thành hiện thực. 

 

Cùng điểm lại những sự kiện thiên văn đáng chú ý và nổi bật nhất năm 2022

(Nguồn: Youtube)