Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn hiểu hết chưa?

Tết Nguyên Đán (hay còn gọi là Tết Cả,Tết Ta, Tết Âm lịch, Tết Cổ truyền hay chỉ đơn giản còn gọi là Tết) là dịp lễ quan trọng nhất của Việt Nam, cùng với văn hóa Tết Âm lịch của các nước Đông Á. Dù trải qua bao biến động trong lịch sử nhưng người Việt vẫn luôn gìn giữ và duy trì phong tục ngày Tết. Đó chính là nét đẹp của văn hóa truyền thống, là bản sắc của dân tộc.

>> Xem thêm các tin tức hấp dẫn khác:

________________

Tuỳ theo mỗi vùng miền, hoặc theo những quan niệm về tôn giáo của người Việt, các phong tục tập quán ở từng địa phương thường có chút khác biệt. Nhưng xét về tổng thể, điểm chung của phong tục ngày Tết chính là được phân làm ba khoảng thời gian: Tất niên, Giao thừa và Tân niên. Mỗi khoảng thời gian ứng với những sự chuẩn bị, ứng với những lễ nghi hay ứng với những hình thức thể hiện khác nhau.

1 – Tiễn ông Công công Táo về trời

Theo truyền thuyết, hằng năm, Táo Quân được ông Trời phái xuống trần gian theo dõi và ghi chép những việc làm Thiện-Ác của loài người. Sau đó, cứ vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, Táo Quân lại cưỡi cá chép hóa rồng lên Thiên đình báo cáo tất cả việc làm tốt và chưa tốt của con người trong một năm để Thiên đình định đoạt công tội, thưởng phạt phân minh cho tất cả loài người.

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Do đó, trong quan niệm của người Việt, ba vị Thần Táo (hay vua Bếp) định đoạt cát hung, phước đức cho gia đình, phước đức này do việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà. Với mong muốn Thần Bếp sẽ “phù hộ” cho gia đình mình được nhiều may mắn, nên hằng năm cứ đến ngày 23 tháng Chạp, người ta lại làm lễ tiễn đưa Táo Quân chầu trời một cách long trọng.

Lễ cúng ông Táo thường được tiến hành trước 12 giờ trưa ngày 23 tháng Chạp Âm lịch (có thể cúng vào trưa, tối ngày 22 tháng Chạp hoặc sáng 23 tháng Chạp) bởi dan gian quan niệm sau 12 giờ trưa là ông Táo lên chầu trời nên sẽ không nhận được đồ cúng.

Lễ cúng truyền thống phải có cá vàng để tiễn ông về trời. Các gia đình thường mua 3 con cá chép thả vào chậu nước đặt cạnh mâm cỗ, sau khi làm lễ xong đem ra sông thả, ngụ ý cá sẽ hóa rồng, vượt vũ môn, làm phương tiện cho Táo Quân cưỡi về trời.

Lễ cúng ông Táo là một nét văn hóa đẹp, mang nhiều nét tâm linh và vẫn được người Việt duy trì đến tận ngày nay.

2 – Dọn dẹp nhà cửa

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Công việc dọn dẹp ngày Tết có ý nghĩa là để chuẩn bị “tiễn năm cũ, đón năm mới”. Trong ngày này, tất cả đồ đạc trong nhà sẽ được đem ra chùi rửa thật sạch sẽ, chén bát mới sẽ được chuẩn bị sẵn cho mâm cỗ ngày tết, các vật dụng trưng bày cũng được đem ra bày biện trang hoàng cho nhà cửa trông mới mẻ hơn.

Ngoài ra đây cũng là lúc chúng ta xem lại các món nợ cần phải trả, nếu có đủ khả năng thì buộc phải trả trước Tết, không nên để qua năm mới.

3 – Đi chợ tết và mua hoa Tết

Không khí trong buổi chợ tết thật đông vui và nhộn nhịp, khác hẳn so với những phiên chợ ngày thường trong năm. Người ta đi chợ Tết không chỉ để mua sắm, sửa soạn đón Tết mà còn là để hàn huyên, trò chuyện, để cảm nhận không khí Tết, cảm nhận cái rạo rực của mùa xuân trên cành đào, cành mai, trên những bông hoa tươi thắm đang khoe sắc.

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Chợ Tết rất đa dạng và phong phú, có đủ của ngon vật lạ để phục vụ nhu cầu sắm Tết của người dân. Nhưng ai đi chợ Tết cũng không quên mua lá dong, mua thịt về gói bánh chưng, mua thực phẩm để làm cơm cúng cho ba ngày Tết, mua quả về bày mâm ngũ quả trên bàn thờ tổ tiên, và mua hoa về trang trí nhà cửa.

Hoa được xem là biểu tượng của cái đẹp và mang nhiều thông điệp của mùa xuân. Miền Bắc thì cành đào đỏ rực để xua tan đi cái lạnh giá, cho không khí gia đình thêm ấm áp. Miền Trung, miền Nam thì cành mai vàng rực rỡ trong nắng. Nhiều nhà còn chưng cây quất với những chùm quả lúc lỉu, lộc non mơn mởn, hoa trắng điểm xuyết tượng trưng cho một năm mới tài lộc sinh sôi, vạn vật nảy nở, sung túc, hạnh phúc tràn đầy. Những cây hoa, chậu cảnh đẹp cũng được nhà nhà mua về chưng Tết với hi vọng một năm mới tươi vui, nhiều tốt lành, may mắn.

4 – Xin chữ, câu đối Tết

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Người Việt từ xưa có truyền thống thờ chữ, rước chữ, chơi chữ, xin chữ. Theo đó, thờ chữ và rước chữ là đối với những chữ của vua, được viết trong các sắc phong; còn dân gian thì chơi chữ và xin chữ nơi các ông đồ vào những dịp lễ tết.

Xin chữ ngày Tết, không phải là một việc đơn giản như chúng ta thường nghĩ mà đó là điều thiêng liêng, một việc quan trọng của gia đình. Người xưa, khi đi chợ Tết không quên qua cổng chợ xin chữ thầy đồ, có thể là câu đối hoặc một chữ duy nhất. Người xưa thường xin chữ về thờ với mong muốn con cháu được học con chữ mà thành người. Chữ được yêu thích nhất thường là chữ Tâm, Phúc, Đức, An, Lộc,… Ngày nay tục xin chữ, câu đối đỏ vẫn được duy trì,  phố ông đồ bên cạnh Văn Miếu có thể coi là một “đặc sản” của Tết Hà Nội. 

5 – Gói bánh chưng, bánh tét

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Bánh chưng là một phong tục có từ nền văn minh lúa nếp đời vua Hùng Vương thứ 18. Vào tầm 28 – 29 Tết, các gia đình Việt Nam thường tụ tập gói bánh chưng, bánh tét để làm quà biếu Tết hoặc để thưởng thức trong gia đình. Phải là người có bàn tay vô cùng khéo léo mới có thể gói bánh thật đẹp và thật chặt, nếu không bánh sẽ nứt và thấm nước, gây nhão bánh.

6 - Dựng cây nêu ngày Tết

Cây nêu trong phong tục lâu đời của dân tộc Việt Nam còn mang triết lý âm dương, được biết qua hai chữ Càn (Trời) và Khôn (Đất) nằm trong hình ảnh cái nón và cây gậy của Chử Đồng Tử và Tiên Dung. Nó bao hàm sự thống nhất và tương trợ giữa Âm và Dương hay sự không tách rời giữa Động và Tĩnh…

Cây nêu ở đây là cây tre dài khoảng 5 - 6 mét, được dựng trước sân nhà vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, là ngày Táo Quân lên chầu Trời.

Trên ngọn nêu có buộc nhiều thứ (tùy từng địa phương) như cái túi nhỏ đựng trầu cau và ống sáo, những miếng kim loại lớn nhỏ.

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Khi có giỏ thổi chúng chạm vào nhau và phát ra tiếng leng keng như tiếng phong linh, rất vui tai. Người ta tin rằng những vật treo ở cây nêu, cộng thêm những tiếng động của những khánh đất, là để báo hiệu cho ma quỷ biết rằng nơi đây là nhà có chủ, không được tới quấy nhiễu…

Vào buổi tối, người ta treo một chiếc đèn lồng ở cây nêu để Tổ tiên biết đường về nhà ăn Tết với con cháu. Vào đêm trừ tịch còn cho đốt pháo ở cây nêu để mừng năm mới tới, xua đuổi ma quỷ hoặc những điều không maỵ.

Trong phong tục dân gian Việt Nam thông thường cứ  đến 23 tháng chạp thì cây nêu được dựng, là ngày Táo quân về trời chính vì từ ngày này cho tới đêm giao thừa vắng mặt Táo quân, ma quỷ thường nhân cơ hội này lẻn về quấy nhiễu, nên phải trồng cây nêu để trừ tà. Đến hết ngày mùng Bảy thì cây nêu được hạ xuống.

7 - Thăm mộ tổ tiên, rước vong linh ông bà về ăn Tết

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Trước Tết, con cháu trong gia tộc sẽ tranh thủ tề tựu đông đủ, cùng nhau đi thăm và quét dọn mồ mã tổ tiên. Mỗi gia đình đều đem theo hương đèn, hoa quả để cúng, mời vong linh tổ tiên về ăn Tết với con cháu, cùng nhau ôn lại những kỉ niệm của năm cũ, ước mong những điều tốt lành cho năm mới sắp đến.

8 – Cúng Tất niên

Ngày Tất niên có thể là ngày 30 tháng Chạp (nếu là năm đủ) hoặc 29 tháng Chạp (nếu là năm thiếu). Đây là ngày gia đình sum họp lại với nhau để ăn bữa cơm Tất niên. Buổi tối trong ngày này, người ta làm cỗ cúng Tất niên.

Mâm cỗ cúng gia tiên trong buổi chiều ngày cuối cùng của năm âm lịch với mỗi gia đình xưa nay vẫn là công việc vô cùng quan trọng và là nét đẹp truyền thống từ bao đời nay. Từ sáng sớm, người phụ nữ trong gia đình lo làm cơm cúng để mời tổ tiên, ông bà về ăn Tết. Người đàn ông trụ cột trong gia đình sửa soạn nơi thờ tự, thăm mộ rồi trở về làm lễ cúng. Mâm cỗ cúng tất niên vào chiều ngày 30 tết ngoài ý nghĩa tiễn biệt năm cũ. Đây cũng là bữa cơm để con cháu thể hiện tấm lòng tôn kính, hiếu thảo với những người đã khuất trong gia đình.

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Bữa cơm tất niên chiều 30 Tết vì thế luôn có một cái gì đó hết sức thiêng liêng. Nó trở thành sợi dây vô hình nối giữa người còn sống và người đã chết. Đây đã trở thành một nét đẹp truyền thống, đạo lý sâu xa của dân tộc về việc giáo dục chữ hiếu, nguồn cội cho cháu con, nhắc nhở họ nhớ về những kỷ niệm, công đức của ông bà.

9 – Cúng giao thừa (lễ trừ tịch)

Theo Việt Nam phong tục của Phan Kế Bính, người Việt xưa tin rằng mỗi năm, có một vị Hành khiển trông coi việc nhân gian. Hết năm, vị thần cũ giao lại công việc cho thần mới vào thời khắc chuyển giao giữa năm mới và năm cũ. Vì vậy, người dân cúng tế lúc giao thừa để tiễn ông thần cũ và đón ông thần mới.

Lễ giao thừa thực hiện vào lúc giao tiếp giữa hai năm cũ mới. Các nhà thường sửa soạn mâm lễ để cúng giao thừa ở giữa sân. Mâm lễ gồm trầu, rượu, hoa quả, xôi gà…; và đặc biệt không nên đốt tiền âm phủ trong lễ đón giao thừa để tránh các vong âm lai vãng.

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Lễ thường được tiến hành vào giờ Chính Tý, tức đúng 12h đêm hôm 30 tháng Chạp. Ý nghĩa của lễ này là đem bỏ hết đi những điều xấu của năm cũ sắp qua để đón những điều tốt đẹp của năm mới sắp đến. Lễ trừ tịch còn là lễ để "khu trừ ma quỷ", do đó có từ "trừ tịch".

10 – Đi lễ chùa đầu năm

Cửa chùa đất Phật là chốn bình yên, thanh tịnh. Với mong muốn tìm được sự bình an, gạt bỏ đi những muộn phiền, lo âu của năm cũ và cầu mong những may mắn, hạnh phúc trong năm mới, vào đêm 30, sau khoảnh khắc giao thừa vừa đến hoặc sang năm mới, mọi người lại rủ nhau đi lễ chùa, hái lộc cầu may.

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Người Việt tin rằng, đi lễ chùa đầu năm không đơn giản chỉ là để ước nguyên, mà đó còn là khoảnh khắc để con người hòa mình vào chốn tâm linh, bỏ lại phía sau bao vất vả trong cuộc mưu sinh. Về nơi cửa phật, giữa không gian thanh tịnh, mùi khói nhang, sắc màu của đèn hoa, mỗi chúng ta sẽ cảm thấy lòng mình trở nên nhẹ nhàng, thanh thản hơn.

11 – Hái lộc

Ngoài tục lễ chùa, người Việt còn có tục hái lộc vào đêm giao thừa. Theo quan niệm của người xưa, không có loài nào sinh sôi nảy nở và có sức sống mãnh liệt như loài cây. Mỗi độ Xuân về, những chồi non nhú lên thể hiện sức sống tràn đầy sinh lực. Do đó, người ta đi xin lộc đêm giao thừa là để cầu mong có được sức sống dẻo dai, mạnh khỏe và có ích như loài cây.

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Vào dịp đầu năm, người dân thường ghé lại các đình, chùa để xin một nhánh non đem về treo trước cửa nhà hoặc chưng trên bàn thờ gia tiên với hy vọng rước được phước lộc về cho gia đình. Nếu ngày xưa, việc hái lộc phải từ những cây ở chùa thì hiện nay, tục hái lộc đã đổi khác và có những phá cách mang tính tích cực. Những năm gần đây, người đi hái lộc đầu Xuân thường hái lộc theo nhiều cách chứ không nhất thiết phải bẻ cành, bứt đọt cây. Lộc Xuân có thể là mua một vài quả khế, cây mía hoặc một chậu cây nho nhỏ… đem về nhà trong ngày đầu năm.

12 - Xông đất

Tục xông đất là phong tục có từ lâu đời của người Việt. Miền Bắc gọi là “Xông đất” nhưng miền Trung dùng đúng tên cổ tục này là “Đạp đất”. Theo quan niệm truyền thống của người Á Đông thì ngày mùng 1 của năm sẽ có những ảnh hưởng lớn đến các ngày còn lại. Nếu ngày mùng 1 mọi chuyện suôn sẻ thì người ta tin rằng cả năm sẽ được an lành, nhiều điều may mắn, vạn sự như ý.

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Theo quan niệm truyền thống, sau thời điểm giao thừa thì người nào bước vào nhà đầu tiên cùng với lời chúc mừng năm mới thì đó là người xông đất. Thông thường gia chủ sẽ có ý định mời người nào đó hợp tuổi để xông đất cho nhà mình.  Người ta có thể chọn những người tam hợp hay nhị hợp với tuổi của gia chủ. Người đến xông đất thường đem theo những phong bao lì xì để mừng tuổi trẻ con, người già và chúc mừng năm mới đến toàn thể gia đình.

Một số gia đình chọn hình thức xông nhà theo cách chọn một người trong gia đình mà hiền lành, tốt vía và mát tay sẽ ra khỏi nhà trước thời khắc giao thừa. Người này đi xin lộc ở chùa, đi cúng bái sau đó về nhà sau thời điểm giao thừa. Người này sẽ tự xông nhà và hứa hẹn sẽ đem lại an lành và may mắn cho cả gia đình. Bằng cách này, sẽ không phải nhờ đến người xông nhà,  tục lệ xông nhà sẽ diễn ra suôn sẻ và nhanh chóng, hứa hẹn một năm cũng suôn sẻ và mọi sự thuận lợi

13 – Chúc Tết 

Phong tục chúc Tết của người Việt được gói gọn trong câu thành ngữ: “Mồng một Tết cha, mồng hai Tết mẹ, mồng ba Tết thầy”. Đó là nếp sống đã trở thành phong tục ngày Tết, được bảo tồn và giữ gìn qua bao thế hệ, thể hiện lòng hiếu thảo, sự tri ân của con cháu với ông bà cha mẹ, hai bên nội - ngoại và tinh thần “Uống nước nhớ nguồn” của người Việt.

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Có thể nói, chúc tết là nét văn hóa vô cùng độc đáo và không thể thiếu trong ngày Tết, thể hiện được lòng quan tâm lẫn nhau, chung vui xuân và đem tặng nhau ý lành, lời ngọc và niềm hy vọng tốt đẹp cho nhau.. Khi đi chúc tết, ai nấy đều mặc đồ đẹp, thường là chọn màu đỏ mang ý nghĩa may mắn, và mang theo quà cáp để mừng cho gia chủ.

14 – Mừng tuổi (lì xì)

Vào những ngày Tết người lớn thường tặng cho trẻ con một khoản tiền nho nhỏ, bỏ trong phong bao màu đỏ in hoa văn rất đẹp thường có ý nghĩa tượng trưng cho may mắn và tài lộc, gọi là tiền mừng tuổi. Khi được mừng tuổi trẻ sẽ vui cười và tiếng cười của trẻ có thể xua đuổi điều xấu. Vì vậy mừng tuổi cũng có ý nghĩa cầu may, cầu phúc trong năm mới.

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Từ "lì xì" trong tiếng Việt, sử dụng phổ biến ở miền Nam, được cho là có nguồn gốc từ tiếng Trung Quốc, là cách đọc của từ "lợi thị" hoặc "lợi sự" (phát âm theo giọng Quan Thoại là li shi, theo giọng Quảng Đông là lì xì, lầy xì), có nghĩa gốc là một món đồ hay món tiền mang đến lợi lộc, vận tốt, vận may. Trong văn hóa Trung Hoa, ai chưa lập gia đình sẽ vẫn được coi là trẻ em và được phép nhận phong bao lì xì. Và người già cũng được con cháu lì xì mừng thọ chúc sức khỏe.

15 – Lễ hóa vàng

Đến mùng 3 Tết hoặc muộn hơn đến khoảng mùng 10 Tết Nguyên đán (tùy mỗi nhà và phong tục địa phương), mỗi gia đình sẽ chuẩn bị mâm cỗ để tiễn đưa linh hồn ông bà và tạ năm mới.  Theo quan niệm dân gian, có lễ tạ thì tấm lòng của chủ nhà mới được người âm chứng giám.

Những Phong tục cổ truyền cần biết của Tết Nguyên Đán, bạn đã biết hết chưa?

Sau khi lễ, các gia chủ sẽ hóa vàng. Phần tiền, vàng của gia thần phải hóa trước, tiền vàng, đồ dùng của tổ tiên hóa sau. Tục hoá vàng dựa trên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hoá vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia sống gần với dương gian. Tục này nhằm cung cấp cho người đã khuất tiền, quần áo (giấy), gậy đi đường (cây mía, tại nơi đốt vàng mã, người ta thường đặt vài cây mía dài).