Triển lãm “50 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không quận Ba Đình viết tiếp trang sử vàng” nhằm kỷ niệm chiến công lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu của quân và dân Hà Nội trong 12 ngày đêm

Những ngày cuối năm là thời điểm diễn ra nhiều hoạt động ở các quận trên địa bàn Hà Nội nhằm kỷ niệm 50 năm quân và dân Thủ đô trong chiến dịch Điện Biên Phủ trên không. Sáng 18/12, tại Nhà quản lý  Di tích lịch sử văn hóa Hồ Hữu Tiệp và xác máy bay B52, Quận Ủy – HĐND – UBND – UBMTTQ quận Ba Đình đã tổ chức Lễ khai mạc Triển lãm “50 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không quận Ba Đình viết tiếp trang sử vàng” cạnh di tích lịch sử Hồ Hữu Tiệp – nơi xác máy bay B52 của Mỹ bị bắn rơi vào ngày 27/12/1972. Triển lãm kéo dài từ ngày 18/12 đến 28/12/2022 ôn lại những ký ức không thể nào quên của người dân Hà Nội để kết thúc cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta của đế quốc Mỹ.

Thông tin triển lãm “50 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không quận Ba Đình viết tiếp trang sử vàng”

Địa điểm: Nhà quản lý Di tích lịch sử văn hóa Hồ Hữu Tiệp và xác máy bay B52 – Số 46A, ngõ 55 Hoàng Hoa Thám, phường Ngọc Hà, quận Ba Đình, Hà Nội

Thời gian diễn ra: Mở cửa hàng ngày từ 18/12 – 28/12/2022

Sự kiện mở cửa tự do cho công chúng

 

Trận đánh cuối cùng của cả hai bên

Chúng đem bom nghìn cân

Dội lên trang giấy trắng

Mảnh như một ánh trăng ngần

Hiền như lá mọc mùa xuân

 

Đã 50 năm trôi qua, nhưng trong ký ức của những người đã đi qua 12 ngày đêm lịch sử trong những ngày cuối tháng 12 năm 1972, khí thế hào hùng, tinh thần quả cảm của quân và dân Hà Nội có lẽ sẽ không bao giờ phai mờ trong bất kỳ tâm trí của người dân Hà Nội nào.

Hà Nội - Một thời đạn bom, Một thời hòa bình

Lật lại trang sử, ngày sau khi tái cử nhiệm kỳ 2 (ngày 7/11/1972), Tổng thống Mỹ Nixon - chính quyền Mỹ đã lại lật lọng đòi phía ta phải thoả thuận trong Hiệp định, yêu cầu miền Bắc cùng rút quân, nếu không sẽ ngừng đàm phán và tiếp tục các hành động quân sự mà hậu quả sẽ khó lường. Trước thái độ cương quyết không khoan nhượng của ta, ngày 14/12/1972, chính quyền Mỹ ra lệnh mở cuộc tập kích đường không chiến lược với quy mô lớn và vô cùng tàn khốc, man rợ vào miền Bắc nước ta với tên gọi chiến dịch Linebacker II.

Bức ảnh chấn động thế giới với khẩu hiệu "Nixon phải trả nợ máu"

 

Linebacker 2 hay trn Đin Biên Ph Trên Không theo tên gi ti Vit Nam, là mt chiến dch không kích dn dp và quy mô bc nht trong lch s nhân loi, kéo dài trong 12 ngày đêm. Đúng 50 năm trước, ln đầu tiên máy bay ném bom chiến lược B52 thâm nhp đánh phá Hà Ni, Hi Phòng và khu vc lân cn. Linebacker II được thiết kế để tr thành mt chiến dch không kích "n lc ti đa" nhm "tiêu dit các t hp mc tiêu ln ti đầu não VNDCCH, điu mà ch có th thc hin được bng pháo đài bay B-52. Hoa K tuyên b, chiến dch oanh tc s đưa min Bc Vit nam tr v thi k đồ đá.

Đế quốc Mỹ đã huy động những vũ khí hạng nặng, tối tân và hiện đại nhất nhằm hủy diệt miền Bắc nước ta. Lầu Năm Góc huy động sử dụng197/400 máy bay B52 hiện có của quân đội Mỹ; máy bay không quân chiến thuật là 1077/ 3043 chiếc tàu MB chiến thuật; tàu sân bay là 6/24 chiếc; hơn 50 máy bay tiếp dầu trên không và một số loại máy bay phục vụ khác như: máy bay trinh sát chiến lược, máy bay chiến thuật, máy bay chỉ huy, liên lạc dẫn đường, cấp cứu; cùng 60 tàu chiến các loại của Hạm đội 7 đang ở Thái Bình Dương… để tham gia đánh phá miền Bắc Việt Nam. Cường kích A6, A7, tiêm kích F -111 cánh cụp cánh xòe và F-4 Phantom, trong đó Hoa Kỳ triển khai hơn 1000 tiêm kích đóng tại Đà Nẵng, Thái Lan, các tàu sân Yankey ngoài Biển Đông.

Mỹ có hàng chục chủng loại máy bay nhưng lần này, với quyết tâm đưa miền Bắc Việt Nam trở về thời kỳ đồ đá, Mỹ đã sử dụng đến siêu pháo đài bay B52 - một loại máy bay chiếc lược tầm xa được sử dụng trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh. B52 được mệnh danh là "những con quái vật" khiến cả thế giới phải nao núng lúc bấy giờ. Đây là loại máy bay chiến đấu hiện đại nhất của không lực Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Chúng được thiết kế để mang 30 tấn vũ khí và bay liên tục 9 giờ không cần tiếp dầu, nếu được tiếp dầu có thể bay nhiều giờ hơn hoặc vượt chặng đường 18.000 đến 20.000km. B52 có thể mang 12 đến 20 quả tên lửa hành trình ALARM hoặc 8 tên lửa hành trình (tàng hình) ACM, 4 pháo 20mm hoặc một pháp 20mm 6 nòng (gấp 10 lần so với máy bay cường kích). B52 được điều khiển bởi những phi công cự phách nhất không lực Hoa Kỳ, mỗi chiếc mang theo 15 máy phát nhiễu chủ động, 2 máy phóng nhiễu sợi kim loại, cùng 2 máy làm nhiễu radar đối phương nhằm làm nhiễu thông tin và vô hiệu hóa trạm rada phòng không Bắc Việt Nam. B52 cao bằng tòa nhà 4 tầng, trần bay tối đa 16.765m, thông thường từ 10.000 đến 13.000m, đạt vận tốc tối đa 960km/h. Chúng sử dụng B52 xuất kích chủ yếu ban đêm, tập trung ném bom nhà máy, kho  bãi, tên lửa, radar và sân bay, với hơn 4600 phi vụ trong chiến dịch. Hoa Kỳ lập trạm tiếp nhiên liệu cho B52 ở Nhật Bản và Philippines. Đến nay, B52 đã qua 8 lần cải tiến, là vũ khí chiến lược, được trang bị tên lửa hành trình loại A6M - 86B để tiến công từ xa với cự ly 2.500km.

Để đối phó với "cái chết đến từ trên không" do "quái vật" B52 dội xuống, phía Việt Nam có 50% lực lượng pháo cao xạ, 80% lực lượng radar, 60% lực lượng tên lửa và 100% lực lượng không quân. Quân đội nhân dân Việt Nam có 3 loại tiêm kích, là MIG 17, MIG 19, MIG 21. Có gần 20 sân bay quân sự và sân bay dã chiến trên toàn miền Bắc vào những năm 70. Lực lượng Phòng không - Không quân Việt Nam được trang bị: 9 trung đoàn tên lửa SAM-II được Liên Xô viện trợ; 4 trung đoàn Không quân tiêm kích, trong đó có 2 trung đoàn máy bay MIG-21; 15 trung đoàn Pháo cao xạ (37mm đến 100mm); 4 trung đoàn radar; 200 trận địa pháo tầm thấp (khoảng 1.316 khẩu 14,5mm và 12,7mm).

Trong chiến dịch, không quân Mỹ chủ yếu bắn phá các sân bay bảo vệ vùng Hà Nội, như sân bay Đa Phúc (Nội Bài), Gia Lâm, Bạch Mai, Hòa Lạc, Kép, Kiến An, Yên Bái.

 

Ký ức 12 ngày đêm lịch sử rực lửa của quân dân Hà Nội và tội ác của Nixon

Trong 12 ngày đêm, đế quốc Mỹ đã sử dụng 663 lần chiếc B52 và 3.920 lần chiếc máy bay chiến thuật, ném xuống Hà Nội, Hải Phòng và một số thành phố, thị xã trên miền Bắc nước ta hơn 100 nghìn tấn bom, đạn. Riêng ở Hà Nội, chúng đã sử dụng 441 lần chiếc B52 cùng hàng nghìn lượt máy bay chiến thuật, ném 10 nghìn tấn bom xuống các làng mạc, khu phố, sân bay, nhà ga, bệnh viện, trường học... Bom đạn của Mỹ đã phá sập 5.480 ngôi nhà, gần 100 nhà máy, xí nghiệp, trường học, bệnh viện, nhà ga; giết chết 2.368 dân thường, làm bị thương 1.355 người khác.

B-52 chưa từng rơi ở bất kỳ đâu, cho đến khi vào Hà Nội

Đêm 18 rạng sáng 19/12/1972 là một đêm trăng mờ, còn hai đêm nữa là đến rằm. Quân và dân Hà Nội quyết đánh trận chiến cuối cùng với giặc Mỹ, nhiều máy bay B52 bị bắn rơi, minh chứng cho sự vĩ đại của dân tộc Việt Nam.

Vào lúc 22h30 ngày 26/12/1972, sau lễ Giáng sinh, 30 máy bay B52 rải thảm huỷ diệt khu phố Khâm Thiên - một khu vực có mật độ dân số đông nhất ở Hà Nội. Vệt bom hủy diệt kéo dài 1.000m với chiều rộng 40 - 50m phá hủy 534 ngôi nhà, giết hại 287 người dân, trong đó có 94 phụ nữ, 40 cụ già, 55 trẻ em, và 290 người bị thương. Bầu trời Hà Nội đêm đó rực lửa, sáng đỏ như ngọn đuốc sống. Trận chiến oanh liệt của quân dân ta cũng phải đánh đổi và hy sinh rất nhiều sương máu của đồng bào ta.

Đây gần như là một cuộc biểu dương lực lượng vũ khí hiện đại nhất, được mang ra đối phó với một nước Việt Nam DCCH còn chưa phát triển. Vì vậy mà Nixon ung dung đi nghỉ Giáng sinh và chờ tin chiến thắng. Thế nhưng chúng chẳng bao giờ có thể hiểu được Hà Nội đã chuẩn bị cho những ngày khốc liệt nhất của chiến tranh như thế nào

"Tấm màn trắng xóa

Xé chia nhau, chít vội lên đầu

Cả khu phố già đi hàng chục tuổi

Những bó hương bên đường nghi ngút khói

Những bó hương châm nát bầu trời

Người trồng rau, chữa khóa, vá may

Người nhặt cỏ, quét đường, lam lũ

Từ nay chung buổi giỗ"...

("Khâm Thiên" - Nhà thơ Lưu Quang Vũ)

Máy bay B52 của Mỹ còn rải bom xuống hơn 100 điểm khu dân cư khác trong thành phố Hà Nội. Đặc biệt, máy bay của Mỹ đã ném bom tàn phá khu phố An Dương, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ đã cướp đi sinh mạng của 171 người dân, và nhiều người dân bị thương tích, làm hàng trăm ngôi nhà, công trình bị phá huỷ vào ngày 21/12/1972. Nhiều người trải qua thời điểm cam go ấy hẳn còn nhớ. Những ngày cuối tháng Chạp năm 1972 cũng như trong suốt những năm chống chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ, trong bom rơi đạn nổ, giữa lằn ranh mỏng manh của sự sống và cái chết, người Hà Nội vẫn giữ một thái độ bình tĩnh. Khi B52 đánh phá Hà Nội, dòng người đi sơ tán bằng đủ mọi phương tiện, từ ô tô, xe đạp, cả xích lô, đi bộ, đi cả ban ngày, ban đêm… vẫn trật tự, nhường nhịn giúp đỡ nhau không hề xảy ra chen lấn, xô đẩy, càng không có chuyện cướp bóc, tội phạm.

Giờ đây, mỗi khi nhắc tới sự kiện này, chúng ta đều khẳng định: Chiến dịch “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không” cuối tháng 12 năm 1972 là chiến thắng của bản lĩnh, trí tuệ Việt Nam, chiến thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX. Đây là chiến thắng có ý nghĩa lịch sử và thời đại sâu sắc, góp phần rất quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. Chiến thắng Điện Biên Phủ trên không cũng chính là sự cổ vũ to lớn của nhân dân Việt Nam ta đối với nhân dân toàn thế giới, nhất là những nước đang bị cai trị, xâm chiếm bởi lũ đế quốc, thực dân Anh, Pháp, Mỹ. Thắng lợi đó là kết quả của việc phát huy sức mạnh tổng hợp của quân và dân Thủ đô Hà Nội trong thời đại Hồ Chí Minh. Đó cũng có thể coi là chiến thắng lịch sử của lòng dân trong 12 ngày đêm chiến đấu bảo vệ bầu trời Thủ đô. Trận đánh "cuối cùng" với kỳ tích có một không hai của Hà Nội đã khiến Mỹ phải thua ta trên bàn đàm phán, thiết lập lại nền hòa bình cho Việt Nam DCCH. 

Đại tướng Võ Nguyên Giáp động viên bộ đội Phòng không bảo vệ Hà Nội

Tại các cửa hàng, các xe bán hàng lưu động của mậu dịch quốc doanh, những người còn ở ở lại thành phố vẫn kiên nhẫn xếp hàng chờ tới lượt mình, tự động nhường cho phụ nữ có thai, người có con nhỏ mua trước… Các gia đình đi vắng, khóa cửa đã có hàng xóm, dân phòng, tự vệ trông nom. Tịnh không xảy ra nạn trộm cắp, hôi của… Tại các bến phà, cầu phao, không hề xảy ra cảnh chen lấn, xô đẩy.

Không những thế, trong hoàn cảnh đó còn xuất hiện biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm, biết bao nghĩa cử cứu người, nhường cơm sẻ áo, chia sẻ cửa nhà thậm chí nhường nhau chỗ cuối cùng trong hầm trú ẩn... Những ngày này, trước bức tượng Người mẹ bồng xác con tại Đài tưởng niệm trên phố Khâm Thiên không ngớt khói hương tưởng nhớ những người dân đã thiệt mạng vì bom B52 của Mỹ trong đêm 26/12 năm ấy.

Người dân Khâm Thiên đã đứng dậy, vượt qua đau thương mất mát, tạo dựng lại cuộc sống từ cảnh đổ nát, hoang tàn bởi trận bom B52 kinh hoàng. Với những sẻ chia, giúp đỡ của các cấp, các ngành, Tết Quý Sửu năm 1973, người dân Khâm Thiên có đủ bánh chưng, mứt tết để cúng ông bà tổ tiên, người thân đã mất trong những căn nhà tranh tre dựng tạm nhờ sự hỗ trợ của bà con các địa phương lân cận.

Giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh với tinh thần "Diệt giặc Mỹ cọp beo"

"Trắng khăn tang em chẳng khóc đâu

Hỡi em gái mất cha mất mẹ

Nước mắt em làm nhòa mặt quân thù

Em phải bắn trúng đầu giặc Mỹ"
(Tố Hữu)

Những điều ấy chỉ có được khi lòng dân đã thống nhất, biến mọi đau thương thành sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Chính sức mạnh lòng dân đã góp phần cùng những Sam 2, những Mig 21, những pháo phòng không tầm cao, tầm thấp, những súng máy, súng trường… đánh bại không lực Mỹ trong 12 ngày đêm năm ấy, làm nên một chiến thắng Điện Biên Phủ trên không của Hà Nội và cả nước, lừng lẫy năm châu chấn động địa cầu.

Nghị quyết của Bộ Chính trị thể hiện ước vọng đánh bại mọi âm mưu của Mỹ, hướng quân dân ta tập trung dồn toàn bộ nguồn lực để chiến thắng trong trận đánh oanh liệt này

Ký ức về “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” được kỷ niệm long trọng tại UBND quận Ba Đình 

“50 năm đã trôi qua, chiếc máy bay vẫn nằm phơi xác ở làng hoa Ngọc Hà, giữa lòng Thủ đô Hà Nội, là minh chứng sống động về thất bại của không quân chiến lược Mỹ trong chiến dịch Linebacker II, mãi là chứng tích đầy ý nghĩa, là tượng đài sống, mãi truyền lửa cho thế hệ trẻ, giáo dục truyền thống yêu nước, yêu Thủ đô, quận Ba Đình và làng hoa Ngọc Hà cho các thế hệ mai sau...”, Phó Bí thư quận ủy, Chủ tịch UBND quận Ba Đình Tạ Nam Chiến nhấn mạnh.

 

Tranh cổ động, khẩu hiệu, pano, áp phích được trưng khắp Hà Nội những năm 70

Triển lãm “50 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không, quận Ba Đình viết tiếp trang sử vàng” là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nằm trong chùm hoạt động kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không của quận Ba Đình. Triển lãm gồm 2 phần: “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” và Quận Ba Đình viết tiếp trang sử vàng.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhận định vào tháng 5 năm 2001: “Chiến thắng vang dội của quân và dân ta trên bầu trời Hà Nội, chiến thắng được mệnh danh là Điện Biên Phủ trên không” sẽ mãi mãi sáng ngời trong sử sách, chính là chiến thắng của tinh thần quyết chiến quyết thắng, không có gì quý hơn độc lập, tự do, của tinh thần thông minh và trí tuệ đặc biệt của dân tộc Việt Nam… Con người đã chiến thắng vũ khí; chí nhân đã thắng tàn bạo; chính nghĩa đã thắng phi nghĩa”.

Có thể nói, quận Ba Đình là địa bàn bị ảnh hưởng nặng nề bởi bom giặc Mỹ ném xuống. Di tích xác máy bay B52 rơi ở Hồ Hữu Tiệp mà một minh chứng lịch sử hùng hồn cho tội ác của giặc Mỹ.

Xác máy bay B52 bị bắn rơi ở Hồ Hữu Tiệp, Ngọc Hà, Ba Đình

Tự hào hơn nữa, hình ảnh cô gái bán hoa làng Ngọc Hà tưới hoa giữa bom đạn của giặc càng thể hiện tinh thần lạc quan và ý chí bất diệt của nhân dân ta

Người Hà Nội có thể hận hay không hận Nixon hay bất cứ tội ác chiến tranh nào khác, không phải vì những tính toán và lợi ích chính trị đê hèn, mà để chứng minh cho chúng thấy, tinh thần quả cảm của quân và dân ta không hề bị nao núng trong những thời khắc lịch sử 12 ngày đêm mưa bom bão đạn không ngủ của cả Hà Nội.

 

Nội dung triển lãm trưng bày các hình ảnh, tư liệu với các nội dung: Chủ trương và quyết tâm chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh; Âm mưu và tội ác của Đế quốc Mỹ; Hà Nội chiến đấu và chiến thắng; Nhận định và đánh giá của các nước trên thế giới về Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không; Những hình ảnh hoạt động của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước với Ba Đình; thành tựu phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của quận Ba Đình trên nhiều lĩnh vực về văn hóa, giáo dục, kinh tế xã hội sau 50 năm chiến thắng.

Tại Triển lãm, Ban tổ chức cũng dành không gian để trưng bày 28 tác phẩm tranh đoạt giải thưởng của các em thiếu nhi quận Ba Đình tham gia cuộc thi vẽ tranh “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không” được phát động vào đúng dịp kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên phủ trên không. Cuộc thi đã nhận được sự tham gia hưởng ứng của 29 trường và hơn 20.000 em học sinh khối tiểu học và THCS trên địa bàn. Trong khuôn khổ khai mạc triển lãm, Ban tổ chức đã trao thưởng cho các tập thể và cá nhân các em học sinh đã đạt giải thưởng của cuộc thi.

Loạt tranh mang tính chất cổ động, tuyên truyền về "Chiến dịch Điện Biên Phủ trên không" của các tác giả "nhí" là tâm điểm của hoạt động Hà Nội kỷ niệm 50 năm chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ.

 Ta đánh giặc trên mâm pháo

Theo lãnh đạo quận Ba Đình, triển lãm là dịp tuyên truyền, giáo dục sâu rộng trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp Nhân dân về chiến thắng Hà Nội Điện Biên Phủ trên không. Chiến thắng đã góp phần quan trọng đưa cuộc kháng chiến chống Cứu nước đi đến thắng lợi, là dịp để ôn lại truyền thống vẻ vang và tôn vinh các giá trị truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc cũng như giới thiệu thành tựu mà quân và dân quận Ba Đình đã đạt được sau 50 năm trên các lĩnh vực góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Nhắc lại chiến công hào hùng, những ký ức không thể nào quên tháng Chạp năm ấy, cũng là ôn lại bài học về sức mạnh to lớn của lòng dân, những giá trị nhân văn trường tồn đã, đang và sẽ tạo nên những kỳ tích của đất nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hôm qua, hôm nay và tương lai./.

 Cùng xem lại những hình ảnh trong triển lãm “50 năm chiến thắng Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không quận Ba Đình viết tiếp trang sử vàng”: