Trình diễn đa phương tiện: Đó đây

Sự kiện: Trình diễn đa phương tiện: Đó đây

Thông tin từ ban tổ chức:

Thời gian: 19:00 – 20:30, Thứ hai 26/07/2021

Địa điểm: Viện Goethe, 56-58-60 Nguyễn Thái Học, Ba Đình, Hà Nội

----------------

Sự phối hợp giữa các nghệ sĩ tại Đức và Việt Nam đã mang lại một tác phẩm đa tầng về những chủ đề liên quan đến mối quan hệ có khoảng cách về mặt địa lý và vai trò của công nghệ trong những mối quan hệ này. Chuyển động, video, ánh sáng, và âm thanh đều là những yếu tố bình đẳng trong tác phẩm – chúng hòa hợp, đan xen lẫn nhau để tạo thành ẩn dụ cho những câu hỏi được đặt ra trong chủ đề.

Đại dịch Covid ảnh hưởng đến tất cả chúng ta và thay đổi thế giới ở nhiều khía cạnh không kể xiết. Chính sự bắt buộc của thời cuộc đã cho ra đời những dự án và hợp tác nghệ thuật mà ta không thể tìm thấy ở bất kì hoàn cảnh nào khác. Nhưng đồng thời, chính nó đã chôn vùi rất nhiều những dự án và hợp tác khác, những dự án mà nếu không vì đại dịch đã có thể là những thành công lớn. Cả những mối quan hệ cũng bị ảnh hưởng theo – những lo lắng, căng thẳng, những khoảnh khắc chúng ta tự hỏi: liệu ngày mai ta có còn gặp được người thân yêu? Sự căng thẳng trong mối quan hệ nhiều lúc bắt nguồn từ việc không dành được thời gian bên nhau, nhưng nhiều lúc lại do phải dành toàn bộ thời gian cạnh nhau, nhồi nhét trong những căn hộ chật ních. Làm sao để có thể vượt qua vấn đề này? Và làm thế nào chúng ta có thể tái kết nối sau khi đại dịch đi qua? Kể cả trước khi đại dịch nổ ra, 4 tác giả của dự án này đã trải nghiệm việc sống ở những nước khác nhau, xa bạn bè, người thân, người yêu. Sự đồng điệu này đã tạo cảm hứng cho những suy nghĩ và chia sẻ giữa 4 tác giả về ý nghĩa thực sự của sự “kết nối”, liệu chúng ta đã thực sự “mất kết nối” chưa, còn những gì và làm thế nào để “tái kết nối”

Có thể nói ở một khía cạnh nào đó, đại dịch này đóng vai trò cân bằng, đưa mối quan hệ của chúng ta, kể cả xa hay gần về mặt địa lý về cùng một bậc – bậc của những hạt pixel và độ trễ mạng. Chúng ta tự hỏi, sự khác biệt văn hóa khiến ta nhiều khi thấy gần với bạn bè ở đất mẹ xa xôi hơn là những người chúng ta gặp hang ngày có tầm quan trọng gì? Là do văn hóa, môi trường, hay đơn giản là tình bạn lâu năm? Dự án lần này đã tụ họp được những tác giả sẵn sàng đương đầu với vấn đề này cả ở khía cạnh triết lý/nghệ thuật cũng như kĩ thuật.

Nhạc sĩ đa phương tiện, nghệ sĩ ngẫu hứng người Việt Nam – Phạm Thi Tâm là trưởng nhóm dự án. Gần đây cô cùng một nghệ sĩ múa người Nhật Minori Sumiyoshiyama đồng sáng lập một dự án mạng lưới biểu diễn khác mang tên 2×2 Windows.

Đồng tác giả của tác phẩm “Đó đây” là nhạc sĩ, thiết kế ánh sáng người Đức/Chile – Diego Muhr, biên đạo, nghệ sĩ múa – Vũ Ngọc Khải, và nhạc sĩ, nghệ sĩ Accodeon người Serbia – Goran Lazarevic.

Các nghệ sĩ:

Phạm Thị Tâm (1990)

là nhạc sĩ đa phương tiện, nghệ sĩ biểu diễn nhạc điện tử và ngẫu hứng, hiện đang hoạt động nghệ thuật ở Hamburg. Các tác phẩm của cô dường như là một chặng đường khám phá bản thể cá nhân trong nỗ lực gắn kết với bối cảnh xã hội xung quanh. Tâm đang cố gắng xây dựng một cách thức biểu đạt mà kết hợp sáng tác và trình diễn.

Diego Muhr (1994)

là một nhà soạn nhạc, nghệ sĩ truyền thông và nhà thiết kế ánh sáng từ Hamburg. Mối quan tâm của anh là khám phá một ý nghĩa rộng hơn về sáng tác âm nhạc, coi nó như một cách tổ chức tất cả các loại vật chất theo thời gian theo một hành vi không phân cấp. Anh đã tạo ra các buổi biểu diễn, các tác phẩm sắp đặt theo địa điểm cụ thể và các bản hòa tấu liên cùng các diễn viên, vũ công, nhạc sĩ, ánh sáng và video.

Goran Lazarević (1980)

là một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ chơi đàn accordion có gốc Serbia hiện tại sinh sống ở Hamburg, Đức. Lĩnh vực chính anh ấy quan tâm nằm trong điện là nhạc điện tử sống, âm nhạc vi mô, ngẫu hứng tự do và âm nhạc vi tính, cũng như giao diện âm nhạc sóng não-máy tính (BCMI) và khoa học nhận thức. Các tác phẩm của anh đã được trình diễn ở Đức, Áo, Việt Nam và Serbia.

Vũ Ngọc Khải

là một vũ công, biên đạo múa từ Việt Nam, anh từng có cơ hội học tập và làm việc tại Việt Nam và Châu Âu. Trước khi trở thành một nghệ sĩ tự do, anh đã tốt nghiệp Học viện Múa Việt Nam năm 2006. Khải khởi nghiệp là nghệ sỹ múa ballet và dần chuyển sang neo-classic và cuối cùng tìm ra niềm đam mê với múa đương đại. Anh từng làm việc cho một số vũ đoàn và nhà hát ở Việt Nam, Hà Lan, Italia, Đức và Thụy Sĩ.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.