Hòa nhạc giao hưởng cùng nhạc trưởng Gudni Emilsson

20:00

Ngày 28 Tháng 10 Năm 2017

Phòng hòa nhạc lớn - Học viện Âm nhạc Quốc Gia Việt Nam, 77 phố Hào Nam, Hà Nội

Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng

Email: ticketgo.vn@gmail.com

vui lòng gọi: 08.999.80.818 - 0243.788.00.99

GIỚI THIỆU VỀ SỰ KIỆN

 Là một điểm nhấn đặc biệt trong khuôn khổ kỉ niệm 20 năm hoạt động tại Hà Nội. Viện Goethe sẽ phối hợp cùng với Nhạc Viện Quốc gia Việt Nam giới thiệu đến Quý vị khán giả buổi biểu diễn âm nhạc cổ điển với khách mời là nhạc trưởng Gudni Emilsson.

Trong các buổi diễn tập chung, Gudni Emilsson và Dàn nhạc Giao hưởng Hà Nội đã cùng nhau xây dựng một chương trình âm nhạc với rất nhiều các tác phẩm kinh điển của Mozart và Beethoven. Ngoài ra, buổi hòa nhạc còn là nơi để giao lưu, thúc đẩy sự trao đổi những kinh nhiệm với những sinh viên và nghệ sĩ Việt Nam. Âm nhạc tạo cơ hội tuyệt vời cho sự hợp tác trên phương diện văn hóa và những sự kết nối nói chung. Sự hợp tác với Gudni Emilsson cùng với học viện âm nhạc sẽ mang đến một chương trình phong phú về âm nhạc bởi việc mời nhạc trưởng từ nước bạn sang sẽ khuyến khích các cách tiếp cận âm nhạc khác nhau để diễn giải âm nhạc vượt qua các ranh giới văn hoá.

Chương trình:

* Đám cưới Figaro” KV 492

- Là một opera buffa ( hài kịch) trong bốn màn được viết vào năm 1786 bởi Wolfgang

Amadeus Mozart, với một libretto của Ý viết bởi Lorenzo Da Ponte  và được công diễn tại

Burgtheater ở Viên vào ngày 1 tháng 5 năm 1786. Libretto của tác phẩm này dựa trên một

vở hài kịch của Pierre Beaumarchais, La folle journée, ou le Mariage de Figaro (“Ngày Xấu,

hay Hôn nhân của Figaro”), được trình diễn lần đầu tiên  vào năm 1784. Tác phẩm xoay quanh câu chuyện tình yêu của đôi trai gái làm người hầu trong một gia đình quý tộc tân tiến. Câu chuyện tình này không chỉ có những thử thách, hiểu lầm và cạm bẫy mà còn có những cảnh huống vô cùng hài hước, vui nhộn.

* Bản Concerto cho Violin số 5 viết ở giọng La trưởng K-219 Ludwig van Beethoven

Hay còn được gọi bằng cái tên “Thổ Nhĩ Kỳ”, được viết bởi Wolfgang Amadeus Mozart năm 1775 và được công diễn trong kỳ nghỉ lễ năm đó ở Salzburg.  Tác phẩm có cấu trúc âm nhạc nhanh – chậm - nhanh điển hình. Mozart đã sáng tác phần lớn các bản concerto cho nhạc cụ đàn dây từ năm 1773 đến 1779, nhưng không biết cho ai, hoặc vì những lý do gì mà ông đã viết những tác phẩm này. Tương tự như vậy, thời gian sáng tác của những tác phẩm này không rõ ràng. Năm sáng tác bản concerto thứ năm “1775” bị xóa đi và thay thế bằng “1780”, và sau đó đổi lại thành “1775”.  Mozart sẽ không sử dụng lại giọng La trưởng cho concerto lần nào nữa cho tới khi sáng tác bản Concerto số 12 (K. 414)  

* Bản Giao hưởng số 1 viết ở giọng Đô trưởng, Op. 21

- Tác phẩm được xuất bản năm 1801 bởi Hoffmeister & Kühnel của Leipzig. Không biết chính xác khi nào Beethoven hoàn thành tác phẩm này, nhưng các bản phác thảo của bản cuối đã được tìm thấy là từ năm 1795. Bản giao hưởng này rõ ràng chịu sự ảnh hưởng những người tiền nhiệm của Beethoven, đặc biệt là thầy giáo của ông, Joseph Haydn cũng như Wolfgang Amadeus Mozart, nhưng dù sao cũng có những đặc điểm riêng biệt chỉ có ở tác phẩm của Beethoven, đặc biệt là việc sử dụng sforzandi thường xuyên và sử dụng dụng cụ hơi 1 cách độc lập, Các bản phác thảo cho bản nhạc cuối được tìm thấy trong các bài tập mà Beethoven đã viết trong khi nghiên cứu kỹ thuật đối bè dưới sự hướng dẫn của Johann Georg Albrechtsberger vào mùa xuân năm 1797. Buổi công diễn đã diễn ra vào ngày 2 tháng 4 năm 1800 tại K.K. Hoftheater nächst der Burg ở Vienna. Chương trình hoà nhạc cũng bao gồm bản tác phẩm cho Septet và bản Concerto số 2 cho Piano của ông, bản giao hưởng của Mozart, và một bài aria và một bản song ca từ oratorio của Haydn”The Creation”. Buổi hòa nhạc này nhằm mục địch quảng bá rộng rãi tài năng của Beethoven tới thành phố Viên  

GIỚI THIỆU VỀ NHẠC TRƯỞNG GUDNI EMILSSON

- Sinh tại Reykjavik, Iceland. Ông đã học piano và chỉ huy âm nhạc tại Trossingen ở Đức. Gudni cũng đã tham gia các buổi lên lớp master của Walter Hügler, Sergiu Celibidache. Ông từng làm chỉ huy cho nhiều dàn nhạc trên thế giới. Hiện tại Ông đảm nhận vai trò Chỉ huy chính của Dàn nhạc Giao hưởng Thái Lan tại Bangkok và dàn nhạc Camerata Bohemica Prague. Ngoài ra Gudni A. Emilsson là khách mời thường xuyên tại nhiều liên hoan âm nhạc và đã giành được rất nhiều giải thưởng trong nước và quốc tế trong sự nghiệp chỉ huy.

GIỚI THIỆU VỀ SOLOIST NGUYỄN TRỌNG BÌNH

- Nguyễn Trọng Bình sinh ra tại Hà nội trong một gia đình âm nhạc. Anh bắt đầu học đàn Violon từ năm 6 tuổi.  Sau khi tốt nghiệp Nhạc viện vào năm 1993, anh về nước và trở thành Giảng viên Nhạc viện Hà Nội

- Năm 2007, anh đã nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Biểu diễn Âm nhạc . Nguyễn Trọng Bình đã biểu diễn ở rất nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Thụy Điển, Phần Lan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Canada, Mỹ. Anh cũng từng biểu diễn trong nhiều Dàn nhạc lớn của Việt Nam. và đã thu âm rất nhiều tác phẩm cho Đài Truyền hình Trung ương và Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam  

GIỚI THIỆU VỀ  DÀN NHẠC GIAO HƯỞNG HÀ NỘI

- Là một trong những Dàn nhạc giao hưởng hàng đầu của Việt Nam với thành phần là các giáo sư, giảng viên, sinh viên xuất sắc của Học Viện âm nhạc quốc gia Việt Nam. Hàng năm, Dàn nhạc có nhiều chương trình hoạt động dưới sự chỉ huy của những nhạc trưởng có tên tuổi và thường biểu diễn với tư cách khách mời ở nước ngoài.

Dưới đây là sơ đồ nhà hát và vị trí ngồi:

      Giá vé như sau :
 Loại 1 hàng 32 chỗ tầng 1: 500.000đ/ vé
 Loại 2 hàng 28 chỗ tầng 1 và tầng 2 : 300.000đ/ vé
 Tầng 3: 200.000đ/ vé

 

# nhạc cổ điển # sự kiện tháng 10 hà nội

THÔNG TIN SẢN PHẨM

Vé hạng C- 200.000 VND
Giá vé hạng B; 300.000
Vé hạng A: 500.000 VNĐ

THÔNG TIN ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

Học viện  âm nhạc Quốc Gia Việt Nam

Học viện âm nhạc Quốc Gia Việt Nam

Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam được thành lập năm 1956, tiền thân là Trường Âm nhạc Việt Nam. Năm 1982, đổi tên thành Nhạc viện Hà Nội. Năm 2008 được Chính phủ đổi tên thành Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.