Trưng bày online tranh Hư vô - Vẻ đẹp của nỗi buồn của họa sĩ Nguyễn Tấn Phát

Trưng bày online tranh Hư vô - Vẻ đẹp của nỗi buồn của họa sĩ Nguyễn Tấn Phát

00:00

Ngày 19 Tháng 3 Năm 2021

Sự kiện , Online, Hà Nội

Liên hệ bộ phận chăm sóc khách hàng

Email: ticketgo.vn@gmail.com

vui lòng gọi: 08.999.80.818 - 0243.788.00.99

GIỚI THIỆU VỀ SỰ KIỆN

Triển lãm online tranh Hư vô - Vẻ đẹp của nỗi buồn - Giọt buồn

của họa sĩ Nguyễn Tấn Phát

 

Tác phẩm: HƯ VÔ

Chất liệu: Sơn dầu

Kích thước: 70x90

Giá bán: 18 triệu

Chúng ta có xu hướng chán dần những thứ vốn dĩ đã trở thành quen thuộc và lối mòn, như con đường hàng ngày ta đi, cảnh vật ta thấy. Thế nhưng, đối với những tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Tấn Phát, có lẽ điều này sẽ không xảy ra. Theo thời gian, những tác phẩm của anh dần biến chuyển theo cuộc đời mà ta sống và mỗi lần như vậy ta lại có dịp cảm nhận nó theo một góc nhìn mới. Bức tranh “Hư vô” là những chuyển động không ngừng của dòng chảy màu sắc và ảo ảnh hòa quyện trong đôi mắt người yêu nghệ thuật để rồi cuối cùng kết đọng lại là cảm xúc của chính họ, là tấm gương phản chiếu lại chính tâm hồn của họ. Như vậy, các tác phẩm của Nguyễn Tấn Phát liên tục sống và thay đổi theo suy nghĩ của những người lưu giữ nó và mỗi lần như vậy là một lần “hồi sinh”, vì vậy nói về việc chán chường những cảm hoài không thay đổi là điều không thể xảy đến đối với các tác phẩm hội họa của Nguyễn Tấn Phát.



Tác phẩm: VẺ ĐẸP CỦA NỖI BUỒN

Chất liệu: Sơn dầu

Kích thước: 70x90

Giá bán: 18 triệu

Nguyễn Tấn Phát rất thành công trong việc tạo ra được một thế giới riêng cho tâm hồn mình, cho dù đó là mềm như lụa hay nghiêm ngắn như toan, họa sĩ đều khiến cho những người say mê nghệ thuật lạc vào những giai điệu vũ trụ mà anh tự tạo  ra.Nguyễn Tấn Phát là một họa sĩ chứa đầy sự nhẫn nại, anh bước vào hành trình nghệ thuật khi tìm thấy con người mình trong trong cuộc đối thoại với chính mình. Khi cảm thụ tranh của Nguyễn Tấn Phát, người yêu tranh như cảm nhận thấy những mảng tan chảy miên man, loang nhòe rất lụa... Kể cả thẳm sâu trong nỗi buồn thì người nghệ sĩ cũng phát hiện ra những nét đẹp. Ta luôn thấy được cái chất mềm mại trong những tác phẩm của Nguyễn Tấn Phát, hiện lên trong bức vẽ “Vẻ đẹp của nỗi buồn” là hiện thân người phụ nữ với bản năng dịu dàng được bày tỏ trong sự e lệ không màng tới lý tính. Tất cả được mô phỏng lại bởi những vệt màu nghẹ nhàng bằng sơn dầu trên toan, tạo ra một dòng chảy cảm xúc hết sức tự nhiên. Và nó sẽ thay đổi theo thời điểm tùy vào không – thời gian mà ta cảm nhận. Những cảm giác vô hình giờ đây lại trở thành hữu hình, trở thành một mùi vị mà ta có thể nếm được trên đầu lưỡi.



Tác phẩm: GIỌT BUỒN

Chất liệu: Sơn dầu

Kích thước: 70x90

Giá bán: 18 triệu

Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát luôn dùng những từ ngữ khơi gợi nhiều cảm xúc để đặt tên tiêu đề cho các bức tranh của mình. Thế nhưng, tranh của anh luôn vượt khỏi những tên gọi đơn thuần vì nó vượt không – thời gian và mô phỏng lại góc nhìn của anh về câu chuyện của vũ trụ tâm thức. Trong các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Tấn Phát, ta thấy như luôn xuất hiện những dòng chảy, không mở đầu không kết thúc, đó là một sợi dây vô hình liên tục kết nối với nhau. Những xôn xao chuyển động mà Nguyễn Tấn Phát thể hiện trong những tác phẩm của mình đều rất tinh tế. Mỗi tác phẩm hội họa của anh, ta như thấy được sự kết tinh của một quá trình thực hành và lao động nghệ thuật nghiêm túc và kỹ năng điều khiển bút pháp đạt tới trình độ điêu luyện để mô phỏng lại cái nhìn của tâm hồn. Những dòng chảy của họa sĩ Nguyễn Tấn Phát như dẫn dắt ta vào trong câu chuyện của vũ trụ, để ta thư thả trong màu sắc, dạo chơi trong âm thanh nhưng vẫn khiến ta đủ để suy ngẫm trong bầu trời tĩnh lặng nội tâm của chính mình.

 

Quý khách vui lòng xem hướng dẫn mua tranh tại đường link

https://ticketgo.vn/event/huong-dan-mua-tranh-noi-dia-va-ra-nuoc-ngoai

 

# vietnam # vietnam finearts # vietnam arts # viet arts # fine arts # họa sĩ nguyễn tấn phát # triển lãm online # tranh hư vô # vẻ đẹp của nỗi buồn # tranh sơn dầu

THÔNG TIN ĐƠN VỊ TỔ CHỨC

Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát

Họa sĩ Nguyễn Tấn Phát

Tiểu sử

Nguyễn Tấn Phát thuộc thế hệ 8X, quê ở làng cổ Đường Lâm, Sơn Tây, Hà Nội.

Sinh ra và lớn lên trên vùng đất địa linh nhân kiệt Sơn Tây (Hà Nội), từ nhỏ Nguyễn Tấn Phát đã đam mê hội họa. Học hết phổ thông, họa sĩ Phát thi đỗ vào Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp, chuyên ngành sơn mài. Tốt nghiệp đại học, anh mở doanh nghiệp tư nhân ở thị xã Sơn Tây, chuyên làm tranh, đồ gia dụng, đồ trang sức khảm trai, sơn mài. Anh vừa là nghệ nhân với những sáng tạo trong lĩnh vực các sản phẩm mỹ thuật ứng dụng, anh cũng được coi là nghệ sĩ – họa sĩ với những tác phẩm điêu khắc và hội họa.

Nghệ nhân trẻ Nguyễn Tấn Phát có đôi tay khéo léo cùng đam mê tìm hiểu nghệ thuật truyền thống. Ngay từ khi còn học tại Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Hà Nội, chuyên ngành sơn mài, anh đã làm việc tại các cửa hàng trang sức, đồ thủ công mỹ nghệ ở khu phố cổ của Hà Nội để hiểu sâu hơn về nghề. Tốt nghiệp đại học, anh mở doanh nghiệp tư nhân ở thị xã Sơn Tây, chuyên làm tranh, đồ gia dụng, đồ trang sức khảm trai, sơn mài. Với niềm đam mê bất tận, sự kiên nhẫn học hỏi và khả năng nắm bắt xu hướng thị trường nhanh nhạy, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát đã tạo ra những sản phẩm độc đáo có giá trị kinh tế cao, rất khác biệt so với các sản phẩm sơn mài trên thị trường. Ở lĩnh vực nào, họa sĩ Nguyễn Tấn Phát cũng có dấu ấn riêng với nhiều giải thưởng uy tín như 2 lần giải nhất  thiết kế mẫu thủ công mỹ nghệ Hà Nội (2014, 2019), Giải khuyến khích Mỹ thuật ứng dụng toàn quốc 2019, chung kết triển lãm Dogma 2019...

Họa sĩ, nghệ nhân Nguyễn Tấn Phát là một người yêu văn hóa truyền thống. Bằng tâm huyết và đam mê, anh đã ghi dấu trong lòng công chúng bằng nhiều tác phẩm nghệ thuật sơn mài độc đáo, giàu giá trị và bản sắc Việt.

Các giải thưởng

Tại Lễ trao tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội” năm 2017 do Sở Công Thương tổ chức đầu tháng 2/2018, anh Nguyễn Tấn Phát là nghệ nhân trẻ tuổi nhất được vinh danh. Chỉ mới 36 tuổi đời, hơn 10 năm tuổi nghề, nhưng nghệ nhân trẻ này liên tục được nhận những giải thưởng thiết kế sản phẩm thủ công mỹ nghệ, quà tặng của Hà Nội, như: “Sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp TP. Hà Nội” năm 2011, giải nhất Cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014.

Từ năm 2010 đến nay, anh liên tục được nhận những giải thưởng uy tín của Hà Nội và nhiều địa phương khác, như giải Nhất cuộc thi thiết kế mẫu sản phẩm thủ công mỹ nghệ Hà Nội năm 2014, 2019... Anh đã đóng góp lớn cho việc truyền nghề, truyền lửa đam mê cho các họa sĩ trẻ trên quê hương cũng như phát triển doanh nghiệp để mang lại việc làm cho lao động địa phương. Năm 2017, ở tuổi 34, anh vinh dự được UBND thành phố Hà Nội phong tặng danh hiệu “Nghệ nhân Hà Nội”.

Năm 2020, anh là quán quân cuộc thi thiết kế thủ công Việt Nam 2020 nhóm sơn mài

Phong cách nghệ thuật

Anh đã kết hợp hài hòa, sử dụng mỹ thuật hiện đại vào những sản phẩm thủ công mỹ nghệ sơn mài dân tộc, đặc biệt sử dụng chất liệu khảm như vỏ trứng, vỏ trai nhằm giữ nét đẹp truyền thống và thân thiện với môi trường. “Đây là yếu tố ghi điểm rất tốt đối với người tiêu dùng, nhất là người tiêu dùng nước ngoài”, Nguyễn Tấn Phát chia sẻ.

Không chỉ tập trung làm các mặt hàng có tính chất nhanh, nhiều, bình dân để lấy ngắn nuôi dài, Nguyễn Tấn Phát vẫn có những tác phẩm có tính độc đáo, giàu tính nghệ thuật. Anh tâm niệm, nghệ thuật phải để phục vụ cuộc sống, phải để công chúng thưởng thức, thụ hưởng. “Chỉ có những người yêu nghệ thuật hết lòng, sẵn sàng đánh đổi nhiều thứ để kiên định với lựa chọn ban đầu của mình mới đi lâu dài trên con đường vốn nhiều thử thách này”, Nguyễn Tấn Phát khẳng định.

Phát quyết định ứng dụng sơn mài lên vỏ dừa, vỏ gỗ... tạo ra những đồ trang sức như vòng tay, vòng cổ, khuyên tai... mang dấu ấn riêng của mình. Phát chọn gỗ làm chất liệu chính vì nguyên liệu truyền thống sơn mài là cốt gỗ, độ bám của sơn lên gỗ tốt, gỗ là chất liệu thân thiện với người Việt.

Cái hay của họa sĩ Phát là những sản phẩm họa sĩ làm ra rất gần gũi với người dùng và mang nhiều tiện ích. Con ngựa, con chó, con mèo... mang vẻ ngoài rất đáng yêu, không chỉ là vật trang trí, mà là hộp để đồ luôn. Còn nỗi niềm thẳm sâu, những câu chuyện về số phận con người, Phát “gửi” vào những bức tranh trừu tượng và bán trừu tượng. Họa sĩ Phát nhấn mạnh: Quan trọng là tư duy, nếu biết kết hợp ý tưởng và chất liệu thì họa sĩ có thể sống được bằng nghề.