ca’talks 03: Nghệ thuật Hậu hiện đại – Quan hệ với Hiện đại và Vị trí trong Đương đại

Sự kiện tháng 08 | Hà Nội | ca’talks 03: Nghệ thuật Hậu hiện đại – Quan hệ với Hiện đại và Vị trí trong Đương đại

Thông tin từ ban tổ chức:

14:00 – 16:30, thứ Bảy 26/08/2023

Toong Tràng Thi, Số 8 Tràng Thi, Hà Nội

Link đăng ký

------------------------------------------

Theo quan điểm của nghệ thuật, nghệ thuật là phản đề của chính nó. Nhà phê bình vị hình thức nổi tiếng Clement Greenberg định nghĩa nghệ thuật Hiện đại là loại nghệ thuật có thể thay đổi xã hội. Nghệ thuật Hiện đại (1860 – 1950) bắt nguồn từ nhận định rằng nghệ thuật Cổ điển đang xa rời khỏi thực trạng xã hội và cuộc sống thường nhật. Tuy nhiên, nghệ thuật Hậu hiện đại (từ 1950) có cùng nhận định đó với đỉnh cao của nghệ thuật Hiện đại hậu chiến tức trào lưu Biểu hiện Trừu tượng.

Tuyên bố phá bỏ sự phân biệt giữa nghệ thuật “cao cấp” và “thấp cấp”, thị hiếu “tốt” và “tồi”, từ chối những trần thuật của Hiện đại về cái toàn thể để thay thế nó bằng cục bộ, ngẫu nhiên, và tạm thời – Hậu Hiện đại dường như song hành với đủ phong trào quan trọng như Nữ quyền, Quyền công dân, lý thuyết Queer, đấu tranh cho quyền lợi của cộng đồng LGBT, lý thuyết giải thuộc địa…v.v. Chưa hết, Hậu Hiện đại khước từ cả tính nguyên bản và đích thực, thậm chí tìm cách “giết chết” tác giả để “khai sinh” khán giả (“Cái chết của Tác giả” – Roland Barthes).

Tuy nhiên, chắc chắn là, nhiều ý tưởng của Hậu Hiện đại đã bắt rễ ngay từ trong Hiện đại và vị thế của nó trong bối cảnh đương đại đã bị truy vấn rất nhiều, thậm chí được nhiều người coi là đã lỗi thời và lụi tàn. Liệu có chăng, nghệ thuật luôn tìm được cách để rơi vào quỹ đạo đi xa khỏi cái thường nhật?

Trong trò chuyện này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về chủ nghĩa Hậu Hiện đại trong mối quan hệ với chủ nghĩa Hiện đại và thảo luận vị trí của nó trong bối cảnh nghệ thuật đương đại.

* Phí tham gia:
– Vé tiêu chuẩn: 100.000đ
– Vé học sinh/sinh viên: 70.000đ
– Miễn phí đối với thành viên của Toong
Chương trình diễn ra đồng thời tại chỗ và online, chi phí không thay đổi.

Về chương trình:

ca’talks là chuỗi các trò chuyện chuyên nghiệp về nghệ thuật và thiết kế do CA’ Library – Thư viện Kiến trúc & Nghệ thuật tổ chức, với các khách mời là các chuyên gia cũng như với tinh thần hợp tác cùng các đơn vị giáo dục và sáng tạo khác.

ca’talks #03 đánh dấu khởi đầu hợp tác đồng tổ chức giữa thư viện CA’ và Toong. Đồng thời, Sunday Art Club với chuỗi seminar Lịch sử hội hoạ là đơn vị đồng hành trong trò chuyện lần này.

Về diễn giả:

Hương Mi Lê là một nhà giáo dục, dịch giả, người xây dựng và điều phối nhiều chương trình về nghệ thuật và thiết kế. Mi đã và đang làm việc với các đơn vị như Omega+, Thái Hà Books, viện Nghiên cứu Hán-Nôm, Viện Pháp tại Hà Nội, viện Goethe TP HCM, VCCA, Sunday Art Club, Pencil Philosophy, Vietnamica, Noirfoto Darkroom-Studio-Gallery, Á Space. Cô cũng là giảng viên tại Học viện Nghệ thuật & Thiết kế Monster Lab, tổ chức các khoá học cảm thụ nghệ thuật và chuỗi trò chuyện ca’talks cùng CA’ Library – Thư viện Kiến trúc và nghệ thuật, và là chủ mục Lịch sử thiết kế đồ hoạ của iDesign. Ngoài ra, Hương Mi Lê thực hành nghệ thuật toàn diện dưới cái tên mi-mimi.

Cập nhật thêm thông tin tại trang sự kiện.