Chứng mất trí nhớ - Chúng ta đã bị phim Hàn Quốc lừa như thế nào?!

Nếu một người bị mắc chứng mất trí nhớ (amnesia) và quên đi danh tính của mình, liệu họ vẫn còn khả năng làm những nhiệm vụ phức tạp mà mình học được như dùng điện thoại hay viết code chứ?

Khi nghĩ về chứng mất trí nhớ (amnesia), chúng ta dễ dàng liên tưởng về những người tự dưng mất hết kí ức trước đây và tỉnh dậy ở chốn khỉ ho cò gáy nào đó như trong hàng loạt các bộ phim Hàn Quốc.

Còn chứng mất trí nhớ ở đời thực thì ngược lại hoàn toàn.

* Vậy rốt cuộc, chúng ta đã bị phim Hàn lừa như thế nào về chứng bệnh này?!

Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.

Chứng mất trí nhớ - Chúng ta đã bị phim Hàn Quốc lừa như thế nào

Khi mắc chứng mất trí nhớ (amnesia) người ta thường sẽ quên rất nhiều thứ, nhưng quan trọng hơn, họ không còn khả năng tạo ra những kí ức mới nữa. Vậy nên, thay vì quên đi quá khứ và bắt đầu cuộc đời mới, những người bị mắc chứng mất trí nhớ (amnesia) chỉ có thể sống trong quá khứ mà thôi, vì bây giờ họ không thể ghi nhớ thêm gì nữa.

Chứng bệnh này được hình thành khi hồi hải mã (hippocampus) bị tổn thương, nói thêm thì hồi hải mã là một cấu trúc nằm bên trong thùy thái dương của não và có liên quan đến hoạt động lưu trữ thông tin và hình thành kí ức. Tôi sẽ giải thích nhanh cách kí ức được mã hóa trong não, vì chỉ giải thích khái quát nên có vài chỗ không chuẩn xác, nhưng mọi người sẽ hiểu ý tôi muốn truyền đạt thôi.

Cơ bản thì khi bạn nhớ lại điều gì, như một sự kiện hoặc thông tin nào đó, thì những gì bạn thực sự làm là thu thập những mẩu thông tin nằm khắp nơi trong não, rồi kết hợp chúng lại với nhau và tạo thành một kí ức thích hợp. Cho nên, trí nhớ không giống như một bản ghi âm, mà nó là bản lắp ghép từ những thành phần khác nhau nằm rải rác trong não của bạn.

Để làm được điều đó, bạn cần có hồi hải mã. Bạn có thể tưởng tượng "trí nhớ" như là một đống sách nằm lung tung khắp thư viện, mỗi cuốn chứa đựng một mẩu thông tin cần để tạo nên kí ức. Còn hồi hải mã là một quyển mục lục giúp bạn biết được vị trí của những quyển sách đó. Và khi hồi hải mã của một người bị tổn thương, thì những "quyển sách" vẫn ở đó nhưng cấu trúc liên kết chúng lại với nhau không còn nữa, vì thế nên kí ức không thể hình thành được.

Chứng mất trí nhớ - Chúng ta đã bị phim Hàn Quốc lừa như thế nào

* Còn khả năng người đó vẫn còn nhớ những kí ức cũ thì sao?

Nó cũng giống như khi bạn đọc đi đọc lại một quyển sách nhiều lần vậy đó, bạn không cần phải dùng cuốn mục lục để tìm nữa. Bởi vì bạn đã biết rõ nó nằm ở đâu rồi, nên chỉ cần đi tới đó để lấy thông tin và kết hợp chúng lại với nhau thôi. Cho nên, khi hồi hải mã của một người bị tổn thương thì họ chỉ có thể nhớ được một số điều mà bản thân biết rõ thôi, vì họ "nghĩ" về những điều đó đủ nhiều để không cần dùng tới hồi hải mã nữa. Do đó, với những nhiệm vụ giống như nghe điện thoại, vì bạn đã thực hiện nó quá nhiều rồi nên bạn không cần hồi hải mã để tạo nên "liên kết kí ức" nữa.

* Chứng mất trí nhớ (amnesia) như trong mấy bộ phim Hàn Quốc là hoàn toàn không có thật hay nó chỉ là một chứng bệnh khác thôi?

Bạn dùng gần như TOÀN BỘ não của mình để ghi nhớ, nhưng đối với những kí ức gần đây thì CẦN phải có hồi hải mã (nói gần vậy thôi chứ nó là kí ức của khoảng 15 năm đấy). Nhưng vì những kí ức cũ của bạn được lưu khắp nơi trong não, nên nếu vì lý do nào đó mà quên hết chúng thì chắc bạn cũng chết vì tổn thương não rồi.

Ý nghĩ quên sạch tất cả kí ức trước đây là không tồn tại. Để dễ hiểu, thì nhiều khu vực nằm ở vỏ não đảm nhận vai trò chính trong việc cảm nhận và nhận thức. Nói cách khác, một số phần não của bạn sẽ kích hoạt khi chạm phải, nghe được hoặc nhìn thấy thứ gì đó. Những bộ phận khác của vỏ não sẽ tiến hành xử lý những cảm nhận này theo quan điểm cá nhân của bạn.

Những khu vực cảm thụ của não cũng được kích hoạt khi bạn nhớ lại chuyện gì đó. Nói cách khác, việc kích hoạt tín hiệu thần kinh (neuronal signal) của một kí ức cũng giống như bạn đang "tái tạo lại" những dấu hiệu thần kinh (neural signature) đã xảy ra khi lần đầu bạn làm điều đó vậy (đừng có nói câu này với mấy ông khoa học chuyên về thần kinh nhé, kẻo ổng cười vào mặt bây giờ, tui chỉ dùng nó để trả lời cho câu hỏi này thôi).

Chứng mất trí nhớ - Chúng ta đã bị phim Hàn Quốc lừa như thế nào

Nói chung thì nếu bạn tự dưng quên sạch kí ức trong quá khứ, có nghĩa là toàn bộ não của bạn bị tổn thương rồi, khi đó thì quên mất vài thứ không phải là điều tệ nhất bạn gặp phải đâu.

* Một số thông tin hữu ích liên quan đến chứng mất trí nhớ (amnesia)

Có tất cả ba "loại" trí nhớ, cụ thể là:

1, Trí nhớ không gian (spatial memory)

2, Trí nhớ thường trực (procedural memory)

3, Trí nhớ quy nạp (declarative memory)

Trí nhớ không gian (spatial memory) chiếm phần lớn trong hồi hải mã. Nó dùng để cho biết nơi chốn và cách đi tới nơi đó. Thông tin thú vị nè, trước thời GPS ra đời thì người ta nhận thấy tài xế taxi ở New York có hồi hải mã lớn hơn so với những người làm ở các ngành nghề khác.

Trí nhớ thường trực (procedural memory) thì dĩ nhiên là dành cho các thủ tục rồi. Đúng hơn là phương pháp để làm việc gì đó như: lái xe đạp, viết code, giải đố, vân vân. Nó được tiểu não (cerebellum) và hạch nền (basal ganglia) đảm nhiệm. Tiểu não là để sắp xếp và canh thời gian, còn hạch nền thì chuyển những hành động này thành chuỗi các cử động nhỏ hơn.

Trí nhớ quy nạp (declarative memory) được dùng để lưu trữ kí ức bạn học tập được. Nó vận hành để tạo thành một vòng tròn giữa hồi hải mã, vỏ não trước trán (prefrontal cortex) và vùng dưới đồi (thalamus).

Chứng mất trí nhớ - Chúng ta đã bị phim Hàn Quốc lừa như thế nào

* Chú ý: Não của bạn không thực sự phân chia nhiệm vụ hoàn toàn riêng biệt cho từng bộ phận, mà vẫn sẽ có sự khái quát hoá (generalization) giữa các phần. Thêm nữa, những gì bài viết này đang đề cập là chứng quên ngược chiều (retrograde amnesia) - tức là những người đó mất trí nhớ về các sự kiện xảy ra trước một mốc thời gian nào đó trong quá khứ), nhưng nó thường chỉ xảy ra trong phim thôi. Còn ngoài đời thì chứng quên thuận chiều (anterograde amnesia) phổ biến hơn, và những người mắc chứng đó sẽ khó mà tạo ra kí ức mới hoặc học được những điều mới.

Một ví dụ điển hình cho các loại trí nhớ khác nhau là Henry Molaison. Ông ta bị động kinh rất nặng, cho nên bác sĩ phải loại bỏ phần lớn hồi hải mã của ổng. Sau khi đã loại bỏ thì những cơn co giật cũng hết, mừng chưa? Chỉ số IQ và tính cách của Henry vẫn như xưa, và ông vẫn còn có thể chơi piano. Nhưng vấn đề là ổng mắc thêm chứng quên thuận chiều, và không thể tạo được kí ức nào mới nữa. Khi ông ấy gặp một người, thì tầm 15 phút sau lại quên người đó ngay. Các bác sĩ cũng cho ông ta giải câu đố Tháp Hà Nội (the Tower of Hanoi puzzle). Cứ mỗi tuần, ổng đều không nhớ mình đã làm gì trước đấy, nhưng khả năng giải câu đố đó của ông lại dần tốt lên, và cuối cùng thì ông ta làm nó mà không tốn chút công sức nào cả. Trí nhớ thường trực của ông vẫn còn, nhưng trí nhớ quy nạp lại rất ngắn vì ông không còn có hồi hải mã nữa.