Top 5 phim điện ảnh xuất sắc được chuyển thể từ những tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại

Vào những giây phút thư giãn trong ngày, sẽ thật tuyệt vời và đầm ấm nếu cả gia đình cùng quây quần bên nhau xem những bộ phim và đọc những cuốn sách thật hay. Bài viết này sẽ giới thiệu với mọi người 5 bộ phim xuất sắc được chuyển thể từ các tác phẩm văn học kinh điển. Không chỉ có giá trị về mặt nội dung, đây đều là những bộ phim gây ấn tượng cả về mặt âm thanh, hình ảnh. 

Các bộ phim dưới đây đều có chủ đề nhẹ nhàng, dễ hiểu cho mọi lứa tuổi, nhưng vẫn rất cuốn hút, thú vị, cực kỳ thích hợp để bố mẹ và con cái xem cùng nhau. Hãy cùng thưởng thức những tác phẩm văn học kinh điển nhất mọi thời đại được tái hiện lại trên màn ảnh nhỏ nhé.

1. Phim điện ảnh: Tiếng gọi nơi hoang dã - The Call of the Wild (2020)

Tiếng gọi nơi hoang dã - The Call of the Wild (2020) dựa trên tiểu thuyết huyền thoại của nhiều thế hệ của nhà văn Jack London - chính thức xuất hiện trên màn ảnh rộng với những thước phim chân thực nhất.

Cốt truyện kể về một con chó tên là Buck đã được thuần hóa, cưng chiều. Nhưng một loạt các sự kiện xảy ra khi Buck bị bắt khỏi trang trại để trở thành chó kéo xe ở khu vực Alaska lạnh giá, trong giai đoạn mọi người đổ xô đi tìm vàng thế kỷ 19, thiên nhiên nguyên thủy đã đánh thức bản năng của Buck. Buck trở lại cuộc sống hoang dã. Buck trở về rừng, và sống chung với lũ sói.

Top 5 phim điện ảnh xuất sắc được chuyển thể từ những tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại

Xuất bản lần đầu năm 1903, "Tiếng gọi nơi hoang dã" là tiểu thuyết được nhiều người đọc nhất của Jack London và được xem là tác phẩm hay nhất của ông. Do nhân vật chính là một con chó, đôi khi người ta phân loại tiểu thuyết này là một tiểu thuyết dành cho thanh thiếu niên, phù hợp cho trẻ con, tuy trong tác phẩm không thiếu những cảnh hành hạ súc vật, sự chết chóc, sự tranh đoạt, và chứa đựng nhiều cảnh bạo lực thô bạo.

Sau tiểu thuyết này, năm 1906 Jack London viết quyển "Nanh Trắng" (White Fang), một tiểu thuyết với bối cảnh tương tự (phương bắc lạnh giá), nhưng chủ đề lại trái ngược, kể về một con sói hoang dã được Weedon Scott, một chuyên gia khai khoáng đến từ San Francisco thuần hóa.

2. Phim điện ảnh: Cậu bé rừng xanh - The Jungle Book (2016)

Cậu bé rừng xanh - The Jungle Book (2016) là một phim điện ảnh phiêu lưu kỳ ảo của Mỹ năm 2016 do Jon Favreau đạo diễn kiêm sản xuất, và Justin Marks viết kịch bản. Dựa theo tuyển tập tác phẩm "Chuyện rừng xanh" của nhà văn Rudyard Kipling và lấy cảm hứng từ bộ phim hoạt hình cùng tên ra mắt năm 1967 của Walt Disney.

"Cậu bé rừng xanh" là một bộ phim hoạt hình người đóng có sử dụng công nghệ CGI do hãng Walt Disney Pictures chịu trách nhiệm sản xuất, với nội dung kể về Mowgli, một cậu bé mồ côi được các loài động vật nuôi lớn, trong cuộc hành trình tìm kiếm bản thân mình và chống khỏi sự đe dọa của cọp Shere Khan. Phim có sự tham gia của Neel Sethi trong vai Mowgli, cùng với sự góp giọng lồng tiếng của Bill Murray, Ben Kingsley, Idris Elba, Lupita Nyong'o, Scarlett Johansson, Giancarlo Esposito và Christopher Walken cho các vai diễn động vật.

Top 5 phim điện ảnh xuất sắc được chuyển thể từ những tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại

Favreau, Marks và nhà sản xuất Brigham Taylor phát triển nội dung của bộ phim bằng cách cân bằng các yếu tố trong bộ phim hoạt hình chuyển thể của Disney cũng như tác phẩm gốc của nhà văn Kipling. Quá trình quay phim chính được bắt đầu vào năm 2014, và diễn ra toàn bộ ở Los Angeles. "Cậu bé rừng xanh" có tần suất sử dụng công nghệ CGI rất lớn để tạo ra các loài động vật cũng như bối cảnh của phim.

"Cậu bé rừng xanh" được công chiếu tại Bắc Mỹ vào ngày 15 tháng 4 năm 2016 dưới định dạng Disney Digital 3-D, RealD 3D, IMAX 3D, D-Box và các định dạng màn ảnh rộng đặc biệt khác. Bộ phim trở thành một thành công lớn về mặt chuyên môn lẫn thương mại khi đã thu về hơn 966 triệu USD toàn cầu, trở thành phim điện ảnh có doanh thu cao thứ 5 năm 2016 và phim điện ảnh có doanh thu cao thứ 39 mọi thời đại, và được khen ngợi về phần kỹ xảo hình ảnh, nhạc nền phim, chỉ đạo đạo diễn, sự trung thành với bộ phim hoạt hình gốc, và phần lồng tiếng, đặc biệt là của Murray, Kingsley và Elba. Phim đã giành chiến thắng ở hạng mục Hiệu ứng hình ảnh xuất sắc nhất tại Giải Oscar lần thứ 89.

3. Phim điện ảnh: Không gia đình - Rémi sans Famille (2018)

Bộ phim "Không gia đình" - Rémi sans Famille (2018) được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết cùng tên của của nhà văn Pháp Hector Malot, được xuất bản năm 1878.

Cuốn tiểu thuyết này đã nhận được giải thưởng của Viện Hàn lâm Văn học Pháp và được nhiều nước trên thế giới dịch lại tác phẩm và xuất bản nhiều lần. Từ một trăm năm nay, "Không gia đình" đã trở nên quen thuộc đối với thiếu nhi Pháp và thế giới. Kiệt tác này đã được xuất hiện nhiều lần trên phim ảnh và truyền hình.

Top 5 phim điện ảnh xuất sắc được chuyển thể từ những tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại

"Không gia đình" kể chuyện một cậu bé tên là Rémi bị bỏ rơi từ nhỏ rồi bị bỏ lại ở 1 góc đường,cậu được 1 gia đình khác nhận nuôi. Rémi được chăm sóc trong vòng tay yêu thương của má Barberin. Cho đến một ngày người chồng của má làm việc ở Paris bị tai nạn và tàn phế trở về, sau đó Rémi đi theo gánh xiếc của cụ Vitalis để làm thuê. Hai người đã đi lang thang khắp mọi miền nước Anh và Pháp trình diễn xiếc để kiếm sống, sau đó bị tù ở Anh, cuối cùng tìm thấy mẹ và em. Em bé Rémi ấy đã lớn lên trong gian khổ. Em đã chung đụng với mọi hạng người, sống khắp mọi nơi, "Nơi thì lừa đảo, nơi thì xót thương". Em đã lao động lấy mà sống, lúc đầu dưới quyền điều khiển của một ông già từng trải và đạo đức, cụ Vitalis, về sau thì tự lập và không những lo cho mình, còn bảo đảm việc biểu diễn và sinh sống cho cả một gánh hát rong. Đã có khi em và cả đoàn lang thang suốt mấy ngày không có chút gì trong bụng. Đã có khi em bị lụt ngầm chôn trong giếng mỏ mười mấy ngày đêm. Đã có khi em mắc oan, bị giải ra trước toà án và bị ở tù. Và cũng có khi em được nuôi nấng đàng hoàng, no ấm. Nhưng dù ở đâu, trong cảnh ngộ nào, em vẫn noi theo nếp rèn dạy của ông già Vitalis giữ phẩm chất làm người, nghĩa là ngay thẳng, gan dạ, tự trọng, thương người, ham lao động, không ngửa tay xin xỏ, không dối trá, gian giảo, nhớ ơn nghĩa, luôn luôn muốn làm người có ích.

Bên cạnh Rémi có chú bé nghệ sĩ Mattia khôn ngoan, linh lợi, tháo vát, tận tình với bạn, một tài hoa nghệ thuật nở sớm cộng với tấm lòng vàng, con chó Capi khôn như người và rất có nghĩa, con khỉ Joli-Cœur liến láu và đáng thương... Những con người và con vật ấy ở đây được dựng lên linh hoạt như sống, gây nhiều hứng thú cho bạn đọc nhỏ tuổi.

Cuối cùng em cũng tìm được gia đình thật sự của mình và sống hạnh phúc cùng với Lise sau này.

4. Phim điện ảnh: Cậu bé mồ côi - Oliver Twist (2005)

Cậu bé mồ côi - Oliver Twist (2005) là một bộ phim chính kịch của đạo diễn Roman Polanski, chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên năm 1838,  kiệt tác của nhà văn đại tài Charles Dickens. Bộ phim là sản phẩm hợp tác quốc tế của Vương quốc Anh, Cộng hòa Séc, Pháp và Hoa Kỳ.

Top 5 phim điện ảnh xuất sắc được chuyển thể từ những tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại

Nội dung xoay quanh nhân vật chính là cậu bé Oliver Twist đã phải chịu những khốn khổ từ lúc nhỏ đến khi trưởng thành. Cậu sống một cuộc đời cơ cực, bị ngược đãi và phải lưu lạc đến London. Trong suốt hành trình đó cậu bị hãm hại rất nhiều lần nhưng tâm hồn Oliver luôn hướng về cái thiện, thật thà và nhân hậu.

Cốt truyện của "Oliver Twist" không quá nặng nề nhưng được tác giả làm nổi bật lên sự nhân đạo sâu sắc khiến độc giả mê mẩn qua từng trang sách. Cuốn tiểu thuyết được chuyển thể thành nhiều thể loại để dễ dàng tiếp cận với nhiều lứa tuổi, mọi tầng lớp. Bên cạnh nhân vật chính là Oliver Twist, tiểu thuyết còn gửi gắm trọn vẹn những giá trị nhân văn qua hai tuyến nhân vật phản diện và chính diện, đem đến cho người đọc cái nhìn chân thực và nhân văn nhất.

Tác phẩm này đã giúp Charles Dickens khẳng định vị thế là một tiểu thuyết gia lỗi lạc của nước Anh. Oliver Twist đã đưa tên tuổi của ông lên tầm cao mới và ông trở thành tiểu thuyết gia quen thuộc với tất cả các nhà xuất bản danh giá nhất thời bấy giờ.

5. Phim điện ảnh: Hoàng tử bé - The Little Prince (2015)

Hoàng tử bé - The Little Prince (2015) được chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn và phi công Pháp Antoine de Saint-Exupéry, xuất bản năm 1943. Ông đã thuê ngôi biệt thự The Bevin House ở Asharoken, Long Island, New York trong khi viết tác phẩm này. Cuốn tiểu thuyết cũng bao gồm nhiều bức tranh do chính Saint-Exupéry vẽ.

Cuốn tiểu thuyết "Hoàng tử bé" đã được dịch sang hơn 250 ngôn ngữ (bao gồm cả tiếng địa phương) và cho đến nay đã bán được hơn 200 triệu bản khắp thế giới, trở thành một trong những sách bán chạy nhất của mọi thời đại, được phát triển thành một sê ri truyện tranh 39 chương bởi Élyum Studio, và một phiên bản graphic novel bìa cứng chuyển thể bởi danh họa tài năng Joann Sfar. Truyện còn được dùng như tài liệu cho những người muốn làm quen với ngoại ngữ.

Top 5 phim điện ảnh xuất sắc được chuyển thể từ những tác phẩm văn học kinh điển của nhân loại

* Giới thiệu nội dung tiểu thuyết: Hoàng tử bé - The Little Prince

+ Những nguy hiểm của lối tư duy hạn hẹp:

Hoàng tử bé cho thấy sự vô minh đi kèm với góc nhìn không đầy đủ và hạn hẹp. Ví dụ, trong chương 4, khi nhà thiên viên học người Thổ Nhĩ Kì lần đầu tiên trình bày khám phá của mình về Tiểu Hành Tinh B-612, không ai thèm quan tâm bởi vì ông mặc một bộ đồ người Thổ truyền thống. Nhiều năm sau, ông diễn thuyết tương tự nhưng mặc Âu phục và nhận được lời nhiều lời khen tấm tắc. Bởi vì bông hoa 3 cánh miêu tả trong chương 16 đã dành cả đời mình ở sa mạc, nó sai lầm khi kết luận rằng Trái Đất chỉ có một vài mống người và họ không có rễ, luôn trôi nổi.

+ Khai sáng bằng cách đi khám phá: 

Như nhà phê bình James Higgins chỉ ra, mỗi nhân vật chính trong câu truyện đều khao khát thám hiểm (khám phá thế giới bên ngoài) và nội quan (khám phá bản thân mình). Chính nhờ cuộc gặp gỡ của người kể với hoàng tử bé đang bị lạc đường giữa sa mạc cô lập mà anh chàng không bạn bè của chúng ta mới giác ngộ về thế giới. Nhưng trong những lần phiêu lưu của ông hoàng nhỏ, Saint-Exupéry cho thấy sự lớn lên về mặt tinh thần đòi hỏi bạn phải chủ động đi khám phá. Kết hợp giữa nhìn ra thế giới và nhìn vào bên trong, người kể và ông hoàng nhỏ mới hiểu rõ hơn về bản chất và vai trò của mình trong thế giới.

+ Các mối quan hệ dạy ta sống trách nhiệm: 

Cuốn sách Hoàng tử bé dạy ta rằng trách nhiệm sinh ra bởi mối quan hệ của ta với người khác sẽ khiến ta thêm thấu hiểu và nhận thức rõ hơn vai trò của mình trong thế giới nói chung. Câu chuyện về hoàng tử và bông hồng của cậu là một dụ ngôn (câu truyện dạy một bài học) về bản chất của tình yêu thật sự. Tình yêu của hoàng tử với bông hồng là lực đẩy chính phía sau câu truyện.

---

Theo: Wikipedia

Ảnh: Sách Văn học Đinh Tị